Nam sinh Hà Nội mất ý thức sau cơn sốt, đi nhiều viện không tìm được bệnh

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Sau hơn một tháng điều trị tại nhiều cơ sở y tế, một nam sinh 17 tuổi ở Hà Nội mới được xác định mắc viêm não Nhật Bản trong tình trạng tổn thương sâu mô não, suy hô hấp.

Ngày 23/7/2025, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Nam sinh Hà Nội mất ý thức sau cơn sốt, đi nhiều viện không tìm được bệnh". Nội dung như sau:

Bệnh nhân N.H.L (17 tuổi, trú tại Hà Nội), nhập viện trong tình trạng tổn thương sâu mô não, dù đã được cai máy thở nhưng ý thức không phục hồi, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình.

Trước đó, bệnh nhân vốn khỏe mạnh, đột ngột sốt cao liên tục 39–40°C, đau đầu, lơ mơ và giảm ý thức.

Sau hơn 30 ngày điều trị tại nhiều cơ sở y tế mà không cải thiện, tình trạng ý thức ngày càng giảm, kèm suy hô hấp tăng dần.

Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ viêm não do virus hoặc viêm não tự miễn nhưng chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Nam sinh đang được điều trị tại bệnh viện (Ảnh: Getty).

Khi chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được đánh giá toàn diện. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản.

Trực tiếp điều trị bệnh nhân, ThS.BS Hà Việt Huy cho biết: “Việc chẩn đoán viêm não Nhật Bản không dễ, đặc biệt nếu làm muộn. Xét nghiệm huyết thanh chỉ cho kết quả dương tính với tỉ lệ thấp nếu thực hiện trễ, trong khi ở giai đoạn cấp tính, độ đặc hiệu cao hơn nhiều.

Với ca bệnh này, ngoại trừ xét nghiệm khẳng định, bệnh nhân có cả lâm sàng tương đối điển hình của viêm não và hình ảnh tổn thương não tại đồi thị đối xứng hai bên - một đặc điểm rất điển hình đã giúp chúng tôi xác định chẩn đoán trường hợp này”.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, tổn thương thần kinh nặng nề, phải thở máy kéo dài. Dù đã được cai máy thở thành công, nhưng ý thức không phục hồi. Hiện bệnh nhân không thể tự ăn uống hay vận động, hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của gia đình.

Theo BS Huy, viêm não Nhật Bản do virus Japanese Encephalitis Virus (JEV) là bệnh lý gây tổn thương trực tiếp mô não, khác với viêm màng não vốn chỉ ảnh hưởng lớp màng bao quanh não, nên mức độ nghiêm trọng cao hơn nhiều. Di chứng để lại thường nặng nề và khó phục hồi, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè, thời điểm muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh sau khi hút máu chim di cư mang virus. Đây là giai đoạn nguy cơ cao mà các gia đình cần đặc biệt cảnh giác.

BS Huy khuyến cáo: “Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và bắt buộc đối với trẻ em. Không nên chờ đến khi có triệu chứng mới điều trị, bởi khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng là rất cao. Trẻ cần được tiêm đúng lịch và đầy đủ”.

Cùng ngày, báo Sức khỏe & Đời sống đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Đột nhiên sốt cao liên tục, thanh niên 17 tuổi bị tổn thương sâu trong não". Cụ thể như sau:

Bệnh nhân N.H.L (17 tuổi, Hà Nội), trước đó khỏe mạnh, đột nhiên sốt cao liên tục 39–40°C, đau đầu, lơ mơ và giảm ý thức. Sau hơn 30 ngày điều trị tại nhiều cơ sở y tế mà không đỡ, ý thức bệnh nhân ngày càng giảm và suy hô hấp nặng dần. 

Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ viêm não do virus hoặc viêm não tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân chính xác.

Khi được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được thăm khám toàn diện. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh xác định bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản.

ThS.BS Hà Việt Huy cho biết: "Chẩn đoán viêm não Nhật Bản không dễ, đặc biệt nếu làm xét nghiệm muộn. Xét nghiệm huyết thanh có tỉ lệ dương tính thấp nếu làm trễ, trong khi giai đoạn cấp tính thì độ đặc hiệu cao hơn nhiều. Với ca bệnh này, ngoài xét nghiệm khẳng định, bệnh nhân còn có biểu hiện lâm sàng khá điển hình và hình ảnh tổn thương não đối xứng hai bên đồi thị – dấu hiệu rất đặc trưng giúp chúng tôi xác định bệnh".

Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: BVCC

Lúc nhập viện, bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân và tổn thương thần kinh nặng, phải thở máy kéo dài. Dù đã cai máy thở thành công, ý thức bệnh nhân không phục hồi. Hiện tại, bệnh nhân không thể tự ăn uống hay vận động, hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình chăm sóc.

Theo BS Huy, viêm não Nhật Bản do virus JEV gây tổn thương trực tiếp mô não, khác với viêm màng não chỉ ảnh hưởng lớp màng bao quanh não. Do đó, bệnh nghiêm trọng hơn nhiều, di chứng thường nặng nề và khó hồi phục, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa hè, khi muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh sau khi hút máu chim di cư mang virus. Đây là thời điểm nguy cơ cao mà các gia đình cần đặc biệt chú ý.

BS Huy khuyến cáo: "Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và bắt buộc đối với trẻ em. Không nên đợi đến khi có triệu chứng mới điều trị, vì khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng là rất cao. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sống ở miền Bắc, cần được tiêm đúng lịch và đầy đủ".

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!