Không ý nghĩa vì tuổi 45 mới nhận đất thừa kế 2 tỷ đồng

Giai đoạn khó khăn nhất khi lập nghiệp tôi đã không có sự trợ lực của tài sản thừa kế.

Ngày 12/9/2023, báo VnExpress đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Không ý nghĩa vì tuổi 45 mới nhận đất thừa kế 2 tỷ đồng". Nội dung cụ thể như sau:

Đọc một số bài viết về việc phân chia tài sản thừa kế, tôi có chia sẻ như sau. Tôi nhớ năm tôi 45 tuổi, buổi sáng nhận được cú điện thoại của chị gái ở quê nhắn: Ba nhắn về gấp. Tôi lật đật thu xếp đồ đạc, hành trang để về quê ngay.

Tôi cứ tưởng ông gặp vấn đề sức khỏe, vì lúc đó cũng ngoài 70 tuổi rồi nhưng hóa ra khi về đến nơi thì bàn bạc phân chia thừa kế. Lấy vợ năm 24 tuổi, tôi cũng được ba phân chia đất nhưng tất cả trên miệng, chưa làm giấy tờ. Các anh chị em trong nhà cũng như vậy. Nay đến lúc ông đã thực sự già, không còn sức nữa nên mới quyết định sang tên cho chúng tôi.

Miếng đất tôi được thừa hưởng bây giờ có trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Nhưng thực tâm mà nói, nó không có nhiều ý nghĩa với tôi ngoài việc kỷ niệm đây là đất thừa kế. Tại sao tôi nói vậy? Tại vì nó không trợ lực quá nhiều cho cuộc sống của tôi nữa.

Lấy vợ, sinh con năm 24 tuổi, quãng thời gian 10 năm sau đó là những mồ hôi, nước mắt nối tiếp nhau. Chúng tôi dắt díu nhau ở trọ, làm việc cày ngày cày đêm thật vất vả. Trách nhiệm với gia đình nhỏ không cho phép tôi lơ là, nghỉ ngơi dù chỉ một ngày bình thường trong năm. Làm công ty không có tương lai nên tôi tự thân xoay vốn, tập tễnh kinh doanh.

Trời không phụ lòng người chăm chỉ, tôi cũng kiếm đủ tiền nuôi con ăn học, mua được căn nhà che mưa nắng và, hai mảnh đất ở xa. Tổng giá trị tài sản mà tôi tạo dựng nên đã vượt qua phần đất thừa kế và tôi thấy có thêm nó cũng chẳng sao mà không có thì cũng không mất mát gì, vì mình đã làm nên từ tay trắng.

Bây giờ, sau khi nhận mảnh đất thừa kế, nếu nhỡ thiếu vốn làm ăn hay có việc cần đến, về quê bán đi tôi cũng bị xỉa xói, trách móc. Đôi lúc tôi ước ba mẹ tôi ngày đó cho thừa kế vào những năm tôi mới lấy vợ, sinh con và còn trẻ để có nguồn lực đốt cháy giai đoạn nỗ lực của mình.

Với các bạn nói thừa kế của ba mẹ cho lúc nào cũng được hay không cho cũng không có quyền có ý kiến, tôi chỉ hỏi các bạn như sau: Bấy lâu nay các bạn đi làm, kiếm tiền tích lũy tài sản để làm gì? Có phải để cho con không? Và tại sao không trao cho trong thời điểm chúng cần một bàn đạp để tiến lên?

Tiếp đó, ngày 18/4/2024, Tạp chí điện tử Người đưa tin cũng đăng tải bài viết với tiêu đề: "Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi". Nội dung cụ thể như sau:

Bài viết của tác giả Lý Hùng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Anh cả thừa kế đất, các em đều đồng tình

Tôi là anh cả trong gia đình có 4 anh em trai, sống ở vùng nông thôn. Gia đình đông con mà bố mẹ lại làm nông, điều kiện kinh tế không dư dả, tôi phải vừa học vừa làm từ sớm.

Tôi học tốt nhất trong cả 4 anh em nhưng đường học vấn cũng ngắn nhất. Phải thuyết phục mãi, cố gắng kiếm học bổng và trợ cấp, tôi mới được học hết cấp 3. Vừa tốt nghiệp, tôi quyết định đi làm trong nhà máy để cùng bố mẹ nuôi các em học. 3 em trai đều học đại học, cao đẳng rồi ở lại thành phố, tiền đồ so với tôi vẫn là hơn một bậc.

Tôi xác định bản thân là con lớn, không nên so bì quá nhiều với các em, tự nguyện lãnh thêm trách nhiệm chăm sóc bố mẹ. May mắn bố mẹ nhìn nhận được sự h.y sin.h của tôi. Trước khi qua đời, bố quyết định để lại toàn bộ đất đai ở quê cho tôi, các em chỉ nhận một phần tiền tiết kiệm. Bố dặn dò anh em phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tôi là anh cả đã phải cố gắng nhiều năm, phần tài sản này là xứng đáng.

Ảnh minh họa

Khi đó các em tôi từ thành phố về đều đồng ý với di chúc này. Một phần vì các em đều có nhà, có xe trên phố, chưa có ý định về quê. Tôi nhận đất và tiếp tục chăm sóc mẹ già, gia đình lúc này vẫn hòa thuận. Đến khi mẹ tôi không còn, chúng tôi vẫn có mối quan hệ tốt, lễ tết đều sum họp đủ đầy. Tôi nghĩ mình khá may mắn khi nhìn sang hoàn cảnh một số người bạn tranh chấp căng thẳng với anh chị em vì bố mẹ chia tài sản thừa kế không đều.

Đất tăng giá, thổi bùng mâu thuẫn tài sản

Thế nhưng điều tôi không ngờ tới lại xảy ra. Phần đất bố mẹ để đột nhiên tăng phi mã, có người hỏi mua với giá gấp 3, gấp 5 lần giá trị thời điểm tôi nhận thừa kế. Đất nhà hàng xóm cũng được hỏi mua với giá cao, không ít người đồng ý bán luôn. Không biết ai nói cho các em tôi trên thành phố thông tin này mà chúng cùng nhau về nhà và đề nghị bán đất đi để chia đều.

Tôi từ chối vì đây là tải sản bố mẹ để lại cho tôi, nếu để bán hay ở thì cũng là do bản thân tôi quyết định. Các em sau vài lần thuyết phục không thành, bắt đầu ch.ỉ trí.ch tôi ích kỷ, được bố mẹ thiên vị phần hơn. Thậm chí em thứ còn nói tôi ở gần nên xúi giục bố mẹ chia đất cho mình. 

Ảnh minh họa

Tôi nhắc lại việc tất cả đã đồng thuận với di chúc khi bố mẹ vẫn còn, không có lý do nào để đến lúc này lại trách móc cả. Anh em tôi cãi nhau to. Người làng xì xào chuyện gia đình tôi mâu thuẫn vì tài sản thừa kế. Từ lần đó các em không về quê trong những dịp lễ tết nữa, chúng tôi chiến tranh lạnh.

Không muốn anh em bất hòa nhưng nghĩ đến sự vô lý của các em, tôi lại cảm thấy tức giận. Vợ khuyên tôi không nên làm ầm ĩ chuyện này, sau khó nhìn mặt các em. Nhóm chat gia đình im lìm nhiều tháng khiến tôi bức bối. Cho đến một hôm, tôi gửi vào đó một bức ảnh.

Đó là giấy báo nhập học đại học tôi tình cờ tìm lại được trong lúc dọn nhà. Không ai trong gia đình biết tôi từng được học bổng vào đại học nhưng lại từ bỏ vì tương lai của các em. Tôi nhắc lại kỷ niệm thơ bé, khi anh em chúng tôi chỉ ăn cơm với rau, có bánh kẹo, đồ ăn ngon người khác cho là lại nhường nhau, chia sẻ từng chút một. Vậy tại sao khi trưởng thành, mỗi người đều đầy đủ của cải vật chất hơn lại phải mâu thuẫn, khiến tình anh em sứt mẻ? 

Ảnh minh họa

Vài ngày sau, các em đều lần lượt gọi cho tôi nói lời xin lỗi vì đã nói những lời không hay với tôi. Chúng hẹn ngày về nhà anh em ăn một bữa cơm chung. Tôi nói thẳng mong muốn mảnh đất này giữ làm của để dành, sau này nếu gia đình gặp khó, các em cần giúp đỡ bán đi cũng chưa muộn. Tôi vẫn nghĩ, nếu tài sản thừa kế trở thành lý do khiến mối quan hệ ruột thịt tan vỡ thì thật đáng tiếc và không mong gia đình nào phải lâm vào tình cảnh này.