Cô gái 26 tuổi qua đời vì ung thư phổi, "lời cuối" nhắc nhở 4 dấu hiệu cảnh báo

Dù đã cắt bỏ 1 bên phổi nhưng cô gái vẫn không vượt qua được căn bệnh ung thư quái ác. Lời cuối cô nhắn nhủ mọi người nên cảnh giác với 4 dấu hiệu này.

Theo báo Đời sống & pháp luật đưa tin, căn bệnh này rất dễ bị ngó lơ, nhầm lẫn với bệnh vặt khác ở giai đoạn đầu.

Dù đã cắt bỏ 1 bên phổi nhưng cô gái vẫn không vượt qua được căn bệnh u:ng th:ư quái ác. Lời cuối cô nhắn nhủ mọi người nên cảnh giác với 4 dấu hiệu này.

Xiao Huang (Hồ Nam, Trung Quốc) đã phải chống chọi với căn bệnh u:ng th:ư phổi trong 10 năm và qua đời ở tuổi 26 cách đây vài ngày. Khi ở tuổi 16, cô luôn cho rằng mình còn rất trẻ và khỏe mạnh nhưng lại phát hiện mắc căn bệnh quái ác này khi đi khám vì những khó chịu nhỏ nhặt nhưng dai dẳng.

Để điều trị bệnh, Xiao Huang phải cắt bỏ 1 bên phổi và liên tục ra vào bệnh viện. Đồng thời, cô cũng hoạt động sôi nổi trên nhiều nền tảng mạng xã hội để chia sẻ cuộc sống hàng ngày, quá trình chiến đấu với bệnh tật của mình.

Xiao Huang vẫn luôn lạc quan, mạnh mẽ chiến đầu với căn bệnh u:ng th:ư phổi suốt 10 năm

Xiao Huang được rất nhiều người theo dõi, ủng hộ thông qua những nội dung truyền tải động lực sống, những câu chuyện lạc quan và mẹo chăm sóc sức khỏe. Đến ngày 2/1/2025, Xiao Huang qua đời trong bệnh viện sau khi bệnh u:ng th:ư phổi tái phát lần thứ tư và lan rộng khắp cơ thể. Anh trai cô cho biết: “Em gái tôi rất mạnh mẽ, lạc quan đến tận những ngày cuối đời. Em không còn đau đớn nữa, và tôi thấy nhẹ nhõm khi biết em đã được giải thoát”.

Cảnh giác với 4 triệu chứng sớm của u:ng th:ư phổi

Sự ra đi của Xiao Huang không chỉ để lại niềm tiếc thương mà còn là lời cảnh báo mạnh mẽ về những triệu chứng sớm của u:ng th:ư phổi. Khi còn sống, cô gái trẻ nhiều lần cảnh báo mọi người rằng đây là căn bệnh có thể tấn công bất cứ ai, ngay cả khi bạn còn trẻ và không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc.

Cô cũng nhấn mạnh rằng căn bệnh quái ác này rất dễ bị ngó lơ, nhầm lẫn với bệnh vặt khác ở giai đoạn đầu. Giống như trường hợp của Xiao Huang, cô chỉ cảm thấy thường xuyên tức ng:ực, nghĩ đó không phải vấn đề gì lớn nên cố gắng chịu đựng. Đến khi đi khám thì phát hiện u:ng th:ư và luôn hối hận vì bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị.

Xiao Huang từng chỉ ra 4 dấu hiệu sớm nhất của u:ng th:ư phổi mà theo cô mọi người, nhất là người trẻ tuổi dễ bỏ qua. Đó là:

Tức ng:ực và đau lưng không rõ nguyên nhân

Ảnh minh họa

Đặc điểm là cơn đau không thể xác định chính xác vị trí, không quá nặng nhưng kéo dài dai dẳng. Thường là dấu hiệu khối u phát triển và chèn ép các dây thần kinh hoặc màng phổi. Đây là triệu chứng nhiều người dễ bỏ qua, cho rằng chỉ là cơn đau cơ thông thường.

Ho kéo dài, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của u:ng th:ư phổi là ho kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc ho có đờm có lẫn máu. Nếu bạn ho dai dẳng mãi mà không có dấu hiệu thuyên giảm, dù không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày thì cũng nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, viêm phổi hoặc viêm phế quản tái đi tái lại có thể là dấu hiệu cho thấy đường thở bị tắc nghẽn do khối u.

Khó thở, thay đổi giọng nói

Nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột hoặc khó thở khi làm các hoạt động bình thường, có thể là một dấu hiệu cảnh báo u:ng th:ư phổi. Sự xuất hiện của khối u có thể gây cản trở đường thở, khiến người bệnh cảm thấy khó thở hoặc phát ra tiếng thở khò khè giống như khi bị hen suyễn. Nếu khối u chèn ép dây thần kinh thanh quản, giọng nói có thể trở nên khàn hoặc yếu dần theo thời gian.

Mệt mỏi bất thường

Khi u:ng th:ư phổi phát triển, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy và đối phó với tình trạng suy giảm chức năng phổi, dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài, ngay cả khi bạn không làm việc quá sức. Mệt mỏi này thường không giảm bớt ngay cả khi nghỉ ngơi và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mệt mỏi kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với các dấu hiệu khác như ho, khó thở, hoặc giảm cân, cần được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng trên sẽ ngày càng nghiêm trọng khi u:ng th:ư phổi tiến triển. Ở giai đoạn nặng, u:ng th:ư phổi gây ra các triệu chứng khác như: ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu, khó thở nghiêm trọng, chán ăn, sưng tấy ở cổ hoặc mặt, khó nuốt, mệt mỏi cực độ, sụt cân nhanh, đau xương do u:ng th:ư lan sang các bộ phận khác, ho dữ dội liên tục khó dứt…

Hiện nay, u:ng th:ư phổi và các bệnh về phổi đang là một trong những vấn đề được quan tâm, đặc biệt là giữa lúc virus HMPV đang gia tăng. Theo bài đăng trên báo Sức khỏe & Đời sống, Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 23/2/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Ngày 2/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, trong tuần từ 23 - 29/12/2024, số ca mắc bệnh đường hô hấp đã tăng đáng kể. Đợt tăng ca bệnh này tiếp nối một đợt tăng trước đó trong tuần từ 16 - 22/12/2024. CDC Trung Quốc cho biết, giới chức đang triển khai hệ thống giám sát “bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc” nhằm kiểm soát tình hình và xác minh các trường hợp nghi nhiễm.

Trên mạng xã hội, các bức ảnh và video về tình trạng bệnh viện quá tải, với hàng dài người xếp hàng chờ khám, đã lan truyền rộng rãi. Mặc dù vậy, giới chức y tế khẳng định đây là đợt cao điểm của “mùa bệnh đường hô hấp”, tình hình không có gì nghiêm trọng hơn so với mùa đông trước. Họ cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đầy đủ.

Virus HMPV là gì?

Virus metapneumovirus (HMPV) là một loại virus gây bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng tương tự cúm - như ho, sốt, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, virus này có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và viêm phế quản.

HMPV có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.

Giống như các bệnh về đường hô hấp khác gồm COVID-19 và cúm, virus HMPV lây lan qua tiếp xúc gần, hắt hơi, ho hoặc chạm vào các vật dụng nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày, và HMPV thường hoạt động mạnh vào cuối mùa đông và mùa xuân ở các khu vực ôn đới.

Nguyên nhân các ca nhiễm gia tăng

Nhân viên y tế được triển khai lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 5/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Các chuyên gia cho biết, sự gia tăng ca nhiễm tại Trung Quốc trùng với xu hướng chung của toàn cầu, khi các căn bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng vào những tháng cuối đông. Đợt bùng phát hiện tại cũng diễn ra vào thời điểm nhiệt độ ở Trung Quốc đang rất lạnh và dự báo sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 3/2025.

Theo Tiến sĩ Khoo tại Trường Y Duke - NUS, sự gia tăng các ca bệnh cũng là kết quả của việc tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm sau đại dịch COVID-19. Việc theo dõi chặt chẽ giúp phát hiện các đợt bùng phát sớm hơn và có thể hành động kịp thời khi số ca bệnh tăng mạnh hoặc khi có sự thay đổi trong mô hình lây nhiễm.

Giáo sư Paul Tambyah tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng sự gia tăng ca bệnh HMPV là điều dễ hiểu trong mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng không cần quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

“Điều quan trọng là chúng ta không nên quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần theo dõi tình hình chặt chẽ khi có thêm dữ liệu”, ông nói.

So sánh với COVID-19

Mặc dù HMPV và COVID-19 đều là các bệnh về đường hô hấp, nhưng Tiến sĩ Shawn Vasoo, Giám đốc lâm sàng tại Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NCID) cho rằng HMPV ít nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Dịch COVID-19, khi mới xuất hiện, gây ra bệnh nghiêm trọng vì là một virus mới, trong khi HMPV đã được biết đến từ lâu và không còn gây ra mức độ nghiêm trọng như trước.

Tuy nhiên, Giáo sư Tambyah cho biết, HMPV thường phổ biến hơn ở trẻ em so với COVID-19.

“Virus này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh nền như hen suyễn, và đôi khi cần nhập viện", ông nói thêm.

Nhưng không giống như COVID-19, căn bệnh đã có vaccine và phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus như Paxlovid, thì hiện tại vẫn chưa có liệu pháp kháng virus cụ thể nào để điều trị HMPV và chưa có vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này mặc dù loại virus này đã được phát hiện cách đây nhiều thập kỷ.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Bệnh nhân COVID-19 hồi phục và được xuất viện tại bệnh viện Trường Đại học Đồng Tế ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 23/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa coi HMPV là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, nhưng các quốc gia châu Á đang cảnh giác và theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh.

Tại Ấn Độ, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, hai trẻ sơ sinh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus HMPV  tại Bengaluru, thủ phủ của bang Karnataka ở phía nam.

Trên khắp Đông Nam Á, các chính phủ đã bắt đầu ban hành các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế Malaysia đã báo cáo 327 trường hợp nhiễm HMPV vào năm 2024, tăng 45% so với 225 trường hợp vào năm 2023.

Các cơ quan y tế ở Campuchia, Indonesia và Singapore cũng đã tăng cường giám sát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của virus này.

Mặc dù các ca nhiễm HMPV vẫn chưa được phát hiện ở Indonesia, nhưng giới chức cho biết họ đã bắt đầu theo dõi sự lây lan của căn bệnh này và thắt chặt giám sát tại các điểm nhập cảnh.

Giới chức y tế Campuchia cũng kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh bổ sung, đặc biệt là khi đi du lịch.

“Vì thời tiết ở Campuchia không quá lạnh, HMPV không nghiêm trọng như cúm và hầu hết trẻ em đã hồi phục”, Bộ Y tế nước này cho biết.

Theo đó, dù các ca mắc đều nhẹ, nhưng có khoảng 6 - 16% trẻ em bị nhiễm virus có thể tiến triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn, như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Tại Singapore, phát ngôn viên của Bộ Y tế (MOH) tuyên bố các ca nhiễm HMPV xảy ra quanh năm. Giới chức đồng thời nói thêm rằng các ca nhiễm HMPV thường gia tăng vào thời điểm cuối năm, có thể là do tụ tập xã hội và du lịch ngày lễ gia tăng.

Biện pháp phòng ngừa

Sự gia tăng các ca nhiễm virus HMPV diễn ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu tiên được cảnh báo về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó trở thành đại dịch toàn cầu .

Tiến sĩ Khoo cho biết, những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch COVID-19, từ hệ thống giám sát đến các biện pháp vệ sinh như rửa tay kỹ lưỡng và đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những nơi đông người, sẽ vẫn có giá trị trong việc đối phó với HMPV.

Đặc biệt, gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý theo dõi các triệu chứng nhiễm virus và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cẩn trọng.

“Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng nhiễm virus đường hô hấp nghiêm trọng hoặc lan rộng hơn ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả”, Giáo sư Tambyah bình luận.