Quỹ lớp 70 triệu đồng, chi hơn 30 triệu quà cáp, tri ân thầy cô
Chị Nguyễn Hoa bức xúc với việc chi quỹ phụ huynh khi ban đại diện thu 35 triệu đồng/kỳ nhưng dành tới 30 triệu đồng để tri ân thầy cô, thậm chí tri ân cả bảo vệ, kỹ thuật, phục vụ.
Báo Znews ngày 4/10 đưa thông tin với tiêu đề: 3 nam nghệ sĩ chuyên vai đểu, ngoài đời đều là công an: Ai cũng có cuộc sống viên mãn. Với nội dung như sau:
Chị Nguyễn Hoa bức xúc với việc chi quỹ phụ huynh khi ban đại diện thu 35 triệu đồng/kỳ nhưng dành tới 30 triệu đồng để tri ân thầy cô, thậm chí tri ân cả bảo vệ, kỹ thuật, phục vụ.
Phụ huynh bức xúc vì ban đại diện dùng phần lớn tiền quỹ để tri ân thay vì dùng vào hoạt động của học sinh. Ảnh minh họa: Freepik. |
“Cứ nghĩ đến ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp con trai là tôi lại thấy khó chịu về cách thu - chi quỹ, quá nhiều khoản chi vô lý. Đến nỗi để tránh va chạm, tôi không đi họp phụ huynh mà để chồng đi thay”.
Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Hoa (phụ huynh đang có con học tại một trường THCS ở TP.HCM).
Hơn một nửa tiền quỹ dành để tri ân
Nói với Tri Thức - Znews, chị Hoa cho hay năm ngoái, khi con học lớp 6, ban đại diện cha mẹ học sinh (ban đại diện) thông báo thu một triệu đồng/học sinh/học kỳ. Lớp có 35 học sinh nên tổng quỹ là 35 triệu đồng/học kỳ (70 triệu đồng/năm học) mục đích dùng để chi cho các hoạt động của học sinh.
Thế nhưng, học kỳ 2 năm ngoái, tiền chi cho hoạt động học sinh chỉ khoảng 11 triệu, bao gồm làm gian hàng Tết, phục vụ tập văn nghệ, photo tài liệu, đề cương…
Điều chị Hoa bức xúc nhất là ban đại diện dành tới hơn 30 triệu đồng vào việc tri ân thầy cô. Trong đó, ở dịp Tết, ban đại diện chi khoảng 18 triệu đồng, tặng cả quà Tết cho nhân viên khối bảo vệ, kỹ thuật, phục vụ, khối văn phòng, mỗi người 300.000 đồng (khoảng 14 người).
Trước đó, vào dịp 20/11, ban đại diện lớp này cũng có bảng chi tri ân thầy cô lên tới 12,5 triệu đồng. Nếu một giáo viên dạy 2-3 môn, ban đại diện sẽ nhân tiền theo môn để tặng.
“Tôi nghĩ việc tri ân, biết ơn thầy cô không hề xấu, nhưng phải có giới hạn. Tôi không hiểu sao ban đại diện lại tri ân cả khối văn phòng, kỹ thuật… Quỹ sử dụng cho hoạt động học sinh mà toàn tặng quà thầy cô”, chị Hoa bức xúc.
Đáng chú ý, chị Hoa cho biết khi chị hay phụ huynh khác thắc mắc, có ý kiến, ban đại diện không lắng nghe mà tạo lượt bình chọn trên nhóm chat chung và thực hiện theo số đông thay vì thống nhất 100%. Nếu ai trình bày quan điểm riêng, thế nào cũng sẽ bị một nhóm phụ huynh gạt đi, tìm lý do bác bỏ hoặc thậm chí không quan tâm.
Phụ huynh cũng cho hay quỹ 70 triệu đồng mà cuối năm học, “các cháu không có nổi một bữa liên hoan, cháu nào đi phải đóng thêm tiền”.
“Năm ngoái, lớp con dư quỹ hơn 6 triệu đồng. Năm nay, con lên lớp 7, ban đại diện đã thông báo sẽ thu quỹ 2 triệu đồng/học sinh/năm học, dự tính các khoản chi tương tự như năm ngoái”, chị Hoa cho biết.
Bảng kê số tiền tri ân giáo viên (dịp 20/11 và Tết) của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp con chị Hoa. Ảnh: NVCC. |
Đóng tiền vì không muốn con khổ
Theo chị, nhiều ban đại diện khi được phụ huynh phản hồi, họ rất cầu thị nhưng lớp con chị thì khác, sau một năm, họ vẫn tiếp diễn. Bản thân chị luôn ủng hộ việc thu quỹ để duy trì hoạt động của lớp, nhưng việc lạm dụng để dùng vào mục đích cá nhân thì rất đáng lên án.
“Không chỉ lớp con tôi mà người quen của tôi cũng vậy. Rất ít ban đại diện thực sự đứng về phía phụ huynh. Họ cứ nghĩ thoải mái chi tiền quỹ cho việc tặng quà để nịnh nọt, để thầy cô chiếu cố con mình hơn. Tri ân càng to thì con họ càng có lợi", theo chị Hoa.
Khi được hỏi “vì sao chị không từ chối đóng bởi đó là khoản thu tự nguyện”, chị Hoa cho hay vẫn phải đóng đủ vì không muốn con bị coi là cá biệt, bị các bạn cô lập.
“12-13 tuổi, các con đang ở giai đoạn nhạy cảm. Tôi không muốn con bị cô lập chỉ vì mẹ không đóng quỹ", chị Hoa nói.
Theo chị Hoa, con chị học lớp chương trình Tiếng Anh tích hợp, mỗi tháng phải đóng 7 triệu đồng (đã bao gồm học phí, bán trú…). Rất có thể vì vậy nên ban đại diện cha mẹ học sinh nghĩ rằng phụ huynh nào trong lớp cũng có điều kiện, 2 triệu đồng không là vấn đề.
Nhưng thực tế, trong một lớp sẽ có phụ huynh có điều kiện, có phụ huynh khó khăn. Họ cho con học lớp tích hợp cũng phải rất cố gắng. Nhưng cuối cùng, họ buộc phải bấm bụng làm theo vì không muốn con mình bị soi mói và phân biệt đối xử.
Cũng theo chị Hoa, ban đại diện được cho là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh, nhưng hiện nay, thời công nghệ, việc trao đổi thông tin không hề khó, rất nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, chị cho rằng không cần thiết phải có ban đại diện.
Còn nếu thực sự cần phải có, chị Hoa nhìn nhận ban đại diện khi hoạt động phải đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Mọi hoạt động, các khoản thu chi phải trên tinh thần ủng hộ, tự nguyện, vui vẻ, không gây mất đoàn kết nội bộ, để thực sự là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh.
Tiếp đến, báo Vnexpress cũng có bài đăng tương tự với thông tin: 'Phụ huynh đóng quỹ lớp 95 triệu, không công khai chi tiêu vì nhạy cảm'
Nội dung được báo đưa như sau:
"Năm ngoái, tôi đi họp đầu năm cho đứa con vừa vào lớp 10 tại một trường nổi tiếng top đầu. Trong buổi họp giữa các cha mẹ học sinh, ông hội trưởng hội phụ huynh đứng lên kêu gọi đóng quỹ ba triệu đồng mỗi học sinh, trong khi lớp con tôi có tổng cộng 25 bạn.
Đến khoảng tháng ba năm sau, gần hết học kỳ II, Ban phụ huynh thông báo 'đã hết quỹ', và kêu gọi phụ huynh trong lớp đóng góp thêm mỗi gia đình một triệu đồng nữa để 'có chi phí cho lớp tập nhảy flashmob'. Vậy là tổng thu của năm học đó của lớp con tôi là hơn 95 triệu đồng.
Sau khi hết năm tính toán thu chi các kiểu, trong thông báo tại buổi họp cuối năm, quỹ lớp chỉ còn tồn lại hơn một triệu đồng. Ban Đại diện cha mẹ học sinh cũng chỉ đọc sơ qua tình hình thu chi chứ không công khai chi tiết từng đầu mục vì lý do 'nhạy cảm', ai thắc mắc gặp riêng, xem riêng.
Dựa vào file excel thu chi được gửi lên nhóm chat Zalo của phụ huynh, tôi tự tổng hợp lại và thấy kết quả như sau: các khoản chi trực tiếp cho việc học (như photo tài liệu) chỉ chiếm 14,5%; chi sửa chữa lớp chiếm 13%; chi mua đồng phục theo phòng trào chiếm 9%; chi liên hoan vào các dịp lễ là 11,3%; chi vào hoạt động do trường phát động (nhảy flashmod) chiếm tới 26%; chi quà cáp cho thầy cô, cho trường chiếm tới 25,5%. Quả là một sự lãng phí khủng khiếp".
Đó là chia sẻ của độc Lucas sau bài viết "Phụ huynh đóng quỹ lớp 17 triệu nhưng chi cho việc học chỉ 1,3 triệu đồng". Theo Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh từ sự ủng hộ tự nguyện và nguồn tài trợ hợp pháp khác. Các khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp là: bảo vệ cơ sở vật chất, an ninh; trông coi phương tiện đi lại của học sinh; vệ sinh lớp trường, lớp; khen thưởng giáo viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường...
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đóng quỹ phụ huynh hiện nay vẫn chủ yếu được chia đều theo đầu học sinh, cha mẹ bắt buộc phải đóng đủ dù nhiều khoản thu, chi không thỏa đáng.
Cùng chung nỗi bức xúc về áp lực đóng quỹ phụ huynh, bạn đọc Mollisnguyen bình luận: "Trường tư học phí cao tới bảy, tám triệu đồng một tháng nhưng lại ít quỹ lớp. Còn trường công nội thành, quỹ lớp ít nhất cũng cả triệu đồng mỗi kỳ. Lớp nào bạo chi thì có khi lên tới hai, ba triệu đồng mỗi kỳ.
Quỹ lớp con tôi mỗi kỳ cũng thu tới 100 triệu đồng, nhưng ban Đại diện cha mẹ học sinh vẫn tiêu sạch bách, thậm chí còn âm tiền. Con tôi phải đóng 1,5 triệu đồng tiền quỹ lớp mỗi kỳ, tức ba triệu đồng cả năm học, nhưng đến cuối năm vẫn thu thêm 500.000 đồng mỗi cháu. Thành phố miễn học phí nên học sinh được hoàn lại 800.000 đồng, nhưng sau đó quỹ lớp cũng giữ luôn. Vậy là tổng cộng, mỗi năm, tôi phải đóng 4,3 triệu đồng tiền quỹ lớp, chưa bao gồm tiền ăn liên hoan, chụp kỷ yếu...
Ấy thế mà trong cuộc họp, cứ đến đoạn báo cáo thu chi là Ban Đại diện cha mẹ học sinh tắt mic, chỉ báo đúng tổng thu, tổng chi rồi thòng thêm một câu: "Ai có thắc mắc, muốn biết chi tiết thì liên hệ riêng". Nên dù chi tiêu tới cả trăm triệu, người ta cũng chỉ báo cáo trong dăm ba câu là xong. Đó là lý do tôi không có cảm tình với Ban phụ huynh một chút nào. Đây là thứ mô hình lạc hậu, gây mâu thuẫn, ức chế giữa phụ huynh và nhà trường. Tên gọi là Ban phụ huynh nhưng lại không đứng ở góc độ phụ huynh để hoạt động".
Thắc mắc về những khoản thu, chi thiếu hợp lý của quỹ lớp, độc giả Thuynguyenthanh cho rằng: " Lớp con tôi cũng thế. Liên hoan cuối năm phải ra nhà hàng, thuê MC, chú hề thổi bóng... Tất cả đều là do Ban phụ huynh vẽ chuyện để thu tiền. Đỉnh điểm, năm cuối tiểu học, quỹ lớp con tôi tiêu tốn tới 100 triệu đồng một kỳ, trong khi chỉ là trường công bình thường tại Hà Nội. Tôi thấy chi cho các con thì ít, mà dành tri ân thầy cô, nhà trường các kiểu là nhiều. Tôi đã có lần tôi công khai phản đối các khoản chi này và bị nói bóng nói gió suốt cả năm học đó.
Ngày trước đi học cần gì Ban phụ huynh làm những việc đó mà lớp vẫn hoạt động được đấy thôi. Giờ tự dưng vẽ ra lắm hoạt động, thu tiền trên danh nghĩa 'vì các con'. Chối nhất là có lần Ban phụ huynh kêu trích quỹ lớp hai triệu đồng ra thuê vẽ báo tường, sau đó lớp được giải Nhất trị giá 200.000 đồng. Hiện tại, Ban phụ huynh can thiệp quá nhiều vào hoạt động trên lớp, từ văn nghệ, đến hội chợ, sinh nhật. Mấy cái này liệu có thật sự cần thiết?
Nếu đóng quỹ để phục vụ đúng cho việc học của học sinh thì tôi không bao giờ phản đối. Nhưng dùng quỹ để mua quà biếu từ thầy cô đến Ban giám hiệu nhà trường các dịp lớn, nhỏ trong năm thì một đồng tôi cũng không muốn đóng".