Danh sách 17 số điện thoại Lừa Đảo đầu số 02, 05, 07, 08, 09: Không nghe máy, không kết bạn Zalo

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Nếu nhận được cuộc gọi từ những số điện thoại này, người dân nên tắt ngay để tránh bị kẻ gian lợi dụng.

Ngày 24/5/2025, Thời báo VHNT đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Danh sách 17 số điện thoại Lừa Đảo đầu số 02, 05, 07, 08, 09: Không nghe máy, không kết bạn Zalo". Nội dung như sau:

'Trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc mạo danh qua điện thoại đang khiến người dân hoang mang, mất tiền oan mà không kịp trở tay. Các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi, sử dụng số điện thoại "rác" hoặc số giống với đầu số của các cơ quan chức năng, ngân hàng, điện lực… để đánh lừa lòng tin của nạn nhân.

Dưới đây là 4 kiểu cuộc gọi lừa đảo phổ biến nhất mà bạn cần nhận diện sớm để tránh rơi vào bẫy:

1. Mạo danh nhân viên ngân hàng

Đầu tháng 4, Vietcombank đã chính thức cảnh báo về nhiều số điện thoại giả danh nhân viên ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo khách hàng. Một số số điện thoại từng được ghi nhận gồm:

0236.688.8766

0248.886.0469

02888.865.154

1900.355.561

Chiêu trò: Các đối tượng thường gọi đến và thông báo bạn có giao dịch bất thường, khoản vay đang bị quá hạn hoặc yêu cầu xác nhận thông tin tài khoản. Nếu bạn làm theo, chúng sẽ yêu cầu cung cấp mã OTP hoặc chuyển tiền để “giải ngân” hay “xác minh tài khoản”.

Danh sách 17 số điện thoại Lừa Đảo đầu số 02, 05, 07, 08, 09: Không nghe máy, không kết bạn Zalo 

2. Mạo danh nhân viên điện lực hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ

Tại Bình Định và Hà Nội, nhiều người đã trở thành nạn nhân khi nhận cuộc gọi từ các số như:

0889.050.231

0917.896.904

0598.428.337

0598.427.578

Chiêu trò: Thông báo nợ tiền điện, cắt điện khẩn cấp, hoặc yêu cầu đóng tiền ngay để không bị phạt. Các đối tượng yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản cá nhân do chúng cung cấp.

3. Giả danh công an, tòa án, điều tra viên

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là giả danh cơ quan công an như tại Sơn La:

0833.109.259

0853.975.728

Chiêu trò: Gọi điện thông báo bạn liên quan đến một vụ án rửa tiền, ma túy hoặc yêu cầu kê khai tài sản, chuyển tiền để phục vụ điều tra. Cách nói chuyện thường căng thẳng, đe dọa, khiến nạn nhân hoảng sợ và mất cảnh giác.

4. Giả danh nhân viên giao hàng, shipper

Tại Hà Nội, công an phát hiện hàng loạt số rác như:

0901.757.297

0902.204.629

0932.378.465

Chiêu trò: Giả làm shipper, gọi điện báo có bưu phẩm từ người quen ở nước ngoài hoặc đơn hàng giá trị lớn. Sau đó, yêu cầu chuyển phí nhận hàng, thuế, hoặc cài ứng dụng lạ để theo dõi đơn hàng – thực chất là phần mềm gián điệp đánh cắp thông tin.

Cách phòng tránh lừa đảo qua điện thoại

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như số CCCD, số tài khoản, mã OTP, địa chỉ cư trú cho bất kỳ ai qua điện thoại.

Không chuyển tiền vào tài khoản người lạ dưới bất kỳ lý do nào.

Không làm theo hướng dẫn cài ứng dụng, đăng nhập ngân hàng từ những cuộc gọi nghi vấn.

Kiểm tra thông tin kỹ lưỡng với ngân hàng, công ty điện lực hoặc cơ quan công an qua số tổng đài chính thức.

Báo ngay cơ quan chức năng nếu bị đe dọa hoặc nghi ngờ có hành vi lừa đảo.

Phản ánh số điện thoại lừa đảo ở đâu?

Nếu bạn nhận được các cuộc gọi đáng ngờ, hãy báo cáo đến Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website: https://tinnhiemmang.vn/

Bước 2: Chọn mục “Báo cáo lừa đảo” trên thanh menu

Bước 3: Chọn loại cảnh báo “Cảnh báo lừa đảo mạng”

Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin cảnh báo

Bước 5: Nhấn “Gửi” để hoàn tất

Lưu ý đặc biệt:

Hãy chia sẻ thông tin cảnh báo này với người thân, bạn bè – đặc biệt là người lớn tuổi hoặc không rành công nghệ. Đây là nhóm đối tượng dễ bị lừa nhất.

Một cuộc gọi sai lầm có thể khiến bạn mất tiền, mất thông tin, thậm chí mất an toàn. Đừng để bị dắt mũi bởi những kẻ gian chỉ vì một phút nhẹ dạ!

Trước đó, Tạp chí Người đưa tin cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Công bố 17 số điện thoại đầu số 02, 05, 07, 08, 09 không nên bắt máy, không kết bạn Zalo để tránh bị lừa tiền". Nội dung như sau:

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao gia tăng, mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại trở thành vấn đề nóng, khiến nhiều người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng, không ít người nhẹ dạ cả tin vẫn trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo. Trước thực trạng này, người dân cần chủ động cảnh giác, nhận diện và phòng tránh các số điện thoại có dấu hiệu đáng ngờ.

Cụ thể, đầu tháng 4, Vietcombank đã phát đi thông báo về các số điện thoại mà kẻ gian sử dụng để mạo danh nhân viên ngân hàng, bao gồm: 0236.688.8766, 0248.886.0469, 02888.865.154, 1900.355.561…

Công an tỉnh Bình Định cũng cảnh báo người dân về 2 số điện thoại mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng: 0889.050.231 và 0917.896.904. Với thủ đoạn tương tự, tại Hà Nội, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều số điện thoại như 0598.428.337, 0598.427.578, 0819.343.248… để tiếp cận người dân ở các quận Đông Anh, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai. 

Theo Công an Hà Nội, xuất hiện đối tượng sử dụng hàng loạt số điện thoại rác (không chính chủ) như: 0901.757.297, 0902.204.629, 0903.553.785, 0706.582.201, 0932.378.465, 0903.494.514… để mạo danh nhân viên giao hàng, gọi điện cho người dân và thông báo có đơn cần giao nhằm tạo lòng tin.

Tại Sơn La, Công an tỉnh cho biết đã ghi nhận 2 số điện thoại giả danh cán bộ công an, điều tra viên là: 0833.109.259 và 0853.975.728.

Trước tình trạng lừa đảo qua điện thoại ngày càng phức tạp, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nghe máy từ những số lạ, nghi ngờ. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, địa chỉ cư trú, số tài khoản, mật khẩu, mã OTP hay bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào cho những người không rõ danh tính. Đặc biệt, không chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng chỉ định dưới bất kỳ hình thức nào.

Không làm theo hướng dẫn từ các cuộc gọi nghi vấn - đặc biệt nếu yêu cầu cài đặt ứng dụng lạ, đăng nhập tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản không rõ ràng. Hãy kiểm tra kỹ thông tin với cơ quan chức năng hoặc gọi đến tổng đài chính thức của ngân hàng trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Ngay khi nhận được cuộc gọi nghi ngờ lừa đảo hoặc có hành vi đe dọa, ép buộc, cần báo ngay cho cơ quan công an đồng thời chia sẻ thông tin cảnh báo này tới người thân, bạn bè - đặc biệt là người lớn tuổi, người không am hiểu công nghệ - những đối tượng dễ bị lừa nhất.

Ngoài ra, nạn có thể phản ánh tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) với các số nghi ngờ lừa đảo. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tại đường link https://tinnhiemmang.vn/

Bước 2: Trên thanh menu nhấn chọn mục Báo cáo lừa đảo.

Bước 3: Chọn loại cảnh báo.

Tại màn hình hiển thị sẽ có 4 loại cảnh báo để lựa chọn:

- Cảnh báo lừa đảo mạng;

- Cảnh báo lỗ hổng bảo mật;

- Gửi thông tin có sự cố tấn công mạng;

- Gửi thông tin các vấn đề khác.

Bước 4: Ở trường hợp này, bạn chọn Cảnh báo lừa đảo mạng sau đó điền đầy đủ và chi tiết thông tin ở mục người cảnh báo và thông tin cảnh báo.

Bước 5: Chọn Gửi để hoàn tất cảnh báo. 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!