Tác dụng của nút nhựa đính trên dây an toàn ô tô không phải ai cũng biết

Trên dây đai an toàn của những chiếc ô tô ngày nay thường có đính một nút nhựa nhỏ bằng ngón tay có thiết kế dạng hình tròn, đặt chính giữa… tuy nhiên không phải ai dùng ô tô cũng hiểu rõ về chi tiết này.

Báo Thanh Niên năm 2022 đưa thông tin với tiêu đề: Tác dụng của nút nhựa đính trên dây an toàn ô tô không phải ai cũng biết. Với nội dung như sau: 

Mỗi chiếc ô tô hiện nay thường được nhà sản xuất trang bị nhiều chi tiết, công nghệ, tính năng. Trong đó có nhiều chi tiết không phải bất cứ ai dùng ô tô cũng hiểu rõ để sử dụng, đặc biệt là các tài mới. Một trong số đó là nút nhựa nhỏ được đính trên dây đai an toàn của các vị trí ghế ngồi.

Trên dây đai an toàn của ô tô ngày nay thường đính một nút nhựa nhỏ bằng ngón tay có dạng hình tròn

Nếu kéo dài dây đai an toàn (Seat belt) và dùng tay lướt nhẹ bề mặt dây đai, bạn sẽ nhận thấy một nút nhựa nhỏ bằng ngón tay có thiết kế dạng hình tròn, đặt chính giữa dây đai. Hầu hết dây đai an toàn trên ô tô đều có chi tiết này.

Thực chất đây đơn giản là nút giữ vị trí chốt an toàn trên dây đai tạo ra tầm với phù hợp để người dùng dễ thao tác khi thắt dây an toàn. Theo thiết kế, cấu trúc dây đai an toàn có 2 chốt liên kết với nhau. Trong đó 1 chốt tích hợp trên dây đai an toàn và chốt còn lại thường gắn bên hông vị trí ghế ngồi.

Nút nhựa nhỏ tích hợp trên dây đai có tác dụng giữ chốt khóa

Với chốt gắn trên dây đai an toàn, nếu không có nút nhựa tích hợp trên dây đai, chốt này sẽ bị tuột xuống sâu phía dưới khiến người dùng khó nắm được chốt khi thao tác kéo chốt để thắt dây an toàn.

Tuy nhiên, việc tích hợp nút nhựa trên dây đai an toàn sẽ góp phần giữ chốt an toàn ở vị trí phù hợp với tầm với của người dùng. Vì vậy, người lái cũng như hành khách sẽ dễ dàng nắm được chốt khóa để liên kết nó với chốt còn lại tích hợp bên hông ghế.

Tiếp dến, báo Lao Động cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Những thiết kế bí mật trên ôtô không phải tài xế nào cũng biết

Nội dung được báo đưa như sau: 

Một số chi tiết được thiết kế sẵn trên ôtô nhằm đề phòng tai nạn hoặc khi xảy ra sự cố, thế nhưng đa phần chủ xe lại không biết đến những tính năng hữu ích này.

Những thiết kế bí mật trên ôtô. Ảnh BD.

Cửa sổ “chết” hay còn gọi là cột C

Cửa sổ “chết” giúp người ngồi trong xe dễ dàng quan sát ra bên ngoài, đồng thời làm đẹp thiết kế đuôi xe. Trong trường hợp phải phá cửa kính xe để cứu người bị kẹt bên trong, tài xế cũng không nên phá cửa kính “chết” vì chi phí thay thế đắt hơn nhiều lần so với cửa kính điện.

Vị trí cột C trên ôtô. Ảnh BD.

Chốt cửa thoát hiểm

Chốt cửa thoát hiểm được đặt ở phía cuối xe, nhằm mục đích giúp người bên trong có thể mở khóa cửa cốp sau. Nhờ đó mà dù bị kẹt trong xe, chỉ cần dùng ngón tay mở nắp và ấn vào chốt là có thể thoát được ra ngoài.

Nắp đậy cửa thoát hiểm. Ảnh BD.

Chi tiết này thực sự hữu ích trên các dòng SUV hoặc hatchback. Trong trường hợp xe rơi xuống nước và kẹt hai cửa chính, người bên trong có thể thoát ra cửa sau qua cách mở nắp đậy chốt cửa đặc biệt này.

Chốt cửa thoát hiểm. Ảnh BD.

Lỗ móc cáp cứu hộ

Chi tiết này thường nằm ẩn bên trong, được che đậy bằng tấm nắp nhựa hình tròn hoặc vuông ở trước đầu xe. Trong trường hợp xe bị sa lầy, tài xế có thể lật nắp này ra để móc cáp vào xe, sau đó nhờ xe khác kéo ra khỏi vũng lầy đang mắc kẹt.

Lỗ móc cáp cứu hộ trên ôtô. Ảnh BD.

Nút mở khóa cần số xe số tự động

Nút mở khóa cần số xe tự động gọi là Shift Lock, được sử dụng trong trường hợp di chuyển ôtô ra khỏi nơi nguy hiểm mà không cần nổ máy. Trên một số xe, nút Shift Lock được làm nhô cao, tài xế chỉ cần ấn là có thể di chuyển được cần số.

Nút Shift Lock nằm ẩn bên trong. Ảnh BD.

Tuy nhiên, nhiều hãng xe muốn tạo tính thẩm mỹ và tránh trẻ em tò mò nên đã làm ẩn đi. Để sử dụng nút Shift Lock nằm ẩn bên trong, chỉ cần lấy móng tay hoặc vật cứng gỡ nắp đậy lên, tiếp tục gạt lẫy nhỏ bên trong là di chuyển được cần số về N.

Bí mật ở ký hiệu bình xăng trên đồng hồ

Nhiều tài xế mới sử dụng ôtô lần đầu hay bị nhầm vị trí đặt nắp bình xăng khi đưa xe vào nơi đổ xăng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ ký hiệu bình xăng trên bảng đồng hồ, tài xế sẽ nhận ra một hình vẽ tam giác nhỏ bên cạnh.

Theo đó, tam giác chỉ về phía bên nào, thì bên đó chính là nơi đặt nắp bình xăng. Nếu hiểu ký hiệu này, tài xế không cần phải lo lắng khi ngồi trên xe lạ mà vẫn nắm được quy tắc thiết kế nơi đặt nắp bình nhiên liệu.

Hình tam giác cạnh ký hiệu bơm xăng chỉ về hướng nào là bình xăng được đặt theo hướng đó. Ảnh BD.