Hai vợ chồng cùng mắc ungthu vì 'thủ phạm' quen thuộc trên bàn ăn
Khi đi khám, người vợ được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Sau đó, người chồng cũng bị căn bệnh tương tự.
Theo báo Vietnamnet đưa tin, cặp vợ chồng thường xuyên ăn cùng một món trong bữa cơm hằng ngày. Đây là thói quen ăn uống đã diễn ra từ hàng chục năm nay.
Ngày 12/1, tờ Sina đưa tin, bà Lưu, sống ở Phúc Kiến (Trung Quốc), đã đến Bệnh viện Liên hiệp Phúc Kiến kiểm tra vì đau bụng dữ dội. Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, bà Lưu sợ hãi bảo chồng đi khám. Kết quả, người chồng cũng bị căn bệnh tương tự. Theo các bác sĩ, cả hai đều ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày.
Nhờ phẫu thuật kịp thời, hai vợ chồng đã bình phục tốt, tiên lượng tương đối khả quan. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến hai người cùng mắc bệnh có thể xuất phát từ thói quen ăn nhiều đồ muối chua.
Vợ chồng bà Lưu thường xuyên làm đồ muối chua để dùng trong bữa cơm hằng ngày. Đây là thói quen ăn uống đã diễn ra từ hàng chục năm nay. Theo bác sĩ, thực phẩm ngâm chua có hàm lượng muối cao, chứa nitrit và các chất khác.
Khi đi vào dạ dày, nitrit sẽ kết hợp các axit amin trong thực phẩm khác như thịt, cá, tôm… để trở thành nitrosamine gây hại cho sức khỏe. Chất nitrosamine có khả năng gây ung thư, thường gặp là ung thư dạ dày. Nếu thường xuyên ăn dưa muối, một người sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm ung thư, đặc biệt đối với những người đang ốm hoặc bị các bệnh liên quan đến đường ruột.
Trước đó, Bệnh viện Liên hiệp Phúc Kiến từng ghi nhận trường hợp tương tự. Người phụ nữ 34 tuổi họ Trương đến khám sức khỏe phát hiện có một vết loét nhỏ trong dạ dày. Kết quả sinh thiết cho thấy cô đã bị ung thư dạ dày. Có nhiều khả năng tình trạng bệnh này liên quan đến việc cô ăn uống thất thường và thường xuyên dùng đồ muối chua.
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc", lượng muối ăn hằng ngày của mỗi người không được vượt quá 5g muối. Người dân muốn ăn đồ chua mà vẫn đảm bảo sức khỏe thì nên giảm lượng muối, bổ sung các loại rau quả giàu vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có thể ức chế việc sản xuất nitrit trong dưa chua.
Cảnh báo về thói quen ăn dưa muối, báo Dân trí có bài viết: "Vì sao ăn nhiều dưa muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?". Nội dung như sau:
Trong dưa muối, đặc biệt là dưa muối xổi có chứa nhiều nitrat và hàm lượng muối cao, đây là hai yếu tố gây hại cho dạ dày.
Các loại rau dùng để muối dưa khi trồng được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit.
Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Như vậy, trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá… để tạo thành hợp chất nitrosamine.
Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa muối, nước mắm có chứa nhiều nitrosamine có liên quan đến nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư vòm họng, ung thư dạ dày. Đáng chú ý, các loại dưa muối xổi được chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ cao hơn dưa muối nén truyền thống.
Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa.
Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này. Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố k:ích th:ích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.
Vì thế, dù là dưa muối truyền thống, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều vì dưa muối thường mặn, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, chúng ta nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.