Ở TP.HCM có 1 tiệm vàng chỉ sợ hết khách chứ không hết vàng: Ông chủ đứng sau rất đặc biệt!

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Sau 36 năm kinh doanh, vàng Mi Hồng có 1 trụ sở chính và 9 chi nhánh, là thương hiệu kim hoàn lâu đời bậc nhất TP.HCM.

Ngày 18/4/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Ở TP.HCM có 1 tiệm vàng chỉ sợ hết khách chứ không hết vàng: Ông chủ đứng sau rất đặc biệt!". Nội dung như sau:

Trong giới kim hoàn, nếu Hà Nội có Bảo Tín thì TP.HCM có Mi Hồng. Sau 36 năm hình thành và phát triển, vàng Mi Hồng đã trở thành thương hiệu uy tín, được sự tin tưởng của đông đảo người dân TP.HCM nói riêng và miền Nam nói chung. Hiện tại, vàng Mi Hồng có 1 trụ sở chính và 9 chi nhánh nằm rải rác ở TP.HCM và các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre.

Người sáng lập và xây dựng nên “đế chế” này là ông Nguyễn Tu Mi, sinh năm 1963, quê gốc Bến Tre. 

Ông Nguyễn Tu Mi

Trả lời trên Doanh nhân Sài Gòn Online vào cuối năm 2021, ông Tu Mi cho biết ba mẹ mình rời Bến Tre lên TP.HCM lập nghiệp năm 1959. Đến năm ông Mi 10 tuổi thì mẹ ông qua đời, ông theo ba về Long Khánh (Đồng Nai) xây dựng vùng kinh tế mới. 

Năm 1980, ông Tu Mi và ba quay lại TP.HCM. Thời điểm đó chàng trai trẻ làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống như phụ tài xế xe tải đi chở hàng chuyến khắp các tỉnh miền Đông, mua đồ điện tử cũ về sửa chữa rồi bán lại cho các khu chợ trời,... 

Sau đó, ông Mi đi học nghề thợ bạc và bén duyên với nghề kinh doanh vàng. Năm 1989, tiệm vàng Mi Hồng bắt đầu hình thành, được ghép từ tên của ông Nguyễn Tu Mi và vợ - bà Phạm Thị Hồng (sinh năm 1964). 

Vốn không phải dân kinh doanh từ đầu nên ông Mi đã không ngừng học hỏi để quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập. Ông học thêm các phần mềm Excel, Word của Microsoft, các ngôn ngữ lập trình như PowerBuilder hay Pascal để viết phần mềm kinh doanh cho Mi Hồng, học cách nối mạng LAN để quản lý dữ liệu,... Nhờ vậy mà trong những năm cuối thế kỷ XX, trong khi các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng chưa thể phát triển mạnh vì chưa có giải pháp quản lý tốt thì ông Mi đã tự tin thuê nhân viên hỗ trợ, mở rộng chi nhánh.

“Khi việc kinh doanh càng mở rộng, tôi quyết định phải thay đổi để vượt qua ‘hạn chế’ của chính mình bằng việc tập trung học chuyên ngành quản lý kinh doanh và nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức quản trị ngắn hạn cũng như những lớp mini MBA, lớp kế toán trưởng để nâng cao kiến thức quản trị, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ sự nỗ lực và chăm chỉ làm việc, học hỏi, tôi đã có được bước đi vững vàng và đặt nền móng cho sự nghiệp ngày hôm nay” - vị doanh nhân kể lại.

Hiện nay, khi nhắc đến tiệm vàng Mi Hồng, nhiều người sẽ nhớ ngay đến cảnh tấp nập kẻ mua người bán trong những dịp lễ Tết hoặc ngày thị trường vàng biến động. Những dịp này, trong khi nhiều thương hiệu vàng thông báo hết vàng nhẫn trơn, hết vàng miếng hoặc quy định số lượng vàng mỗi người chỉ có thể mua được trong ngày thì tại Mi Hồng, khách muốn mua số lượng bao nhiêu cũng được, không hạn chế số lượng. 

“Chỉ cần tiệm còn vàng thì sẽ bán cho khách và không quy định số lượng với mỗi người” - một nhân viên tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh chia sẻ với Tiền Phong trong dịp Thần Tài 2025 vừa qua.

Khung cảnh bên trong tiệm vàng Mi Hồng một ngày đông khách

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH Mi Hồng chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006. Ông Nguyễn Tu Mi nắm giữ vai trò Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật từ đó đến nay. 

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp này ghi nhận những biến động mạnh về vốn điều lệ. Tháng 3/2023, công ty TNHH Mi Hồng có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó ông Nguyễn Tu Mi góp vốn 51 tỷ đồng, tương đương 51% và bà Phạm Thị Hồng góp 49 tỷ đồng, tương đương 49% vốn của doanh nghiệp. 

Đến tháng 6/2023, công ty tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 200 tỷ đồng. Trong đó ông Mi góp 102 tỷ đồng và bà Hồng góp 98 tỷ, tỷ lệ góp vốn giữ nguyên. Tháng 1/2024, doanh nghiệp tiếp tục nâng vốn điều lệ, từ 200 tỷ lên 250 tỷ đồng, ông Mi và bà Hồng lần lượt góp vốn 127,5 tỷ và 122,5 tỷ đồng. 

Tháng 4/2024, vốn điều lệ của Mi Hồng lại biến động, từ 250 tỷ đồng lên thành 300 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn không đổi, ông Mi vẫn giữ 51% vốn tương ứng 153 tỷ đồng và bà Hồng góp 49% vốn, giá trị 147 tỷ đồng. 

Về cuộc sống đời tư, ông Tu Mi rất kín tiếng, gần như không có thông tin về gia đình và con cái được công khai. Thay vào đó, hoạt động tích cực nhất của vị doanh nhân này là từ thiện. Ở thời điểm dịch bệnh, ông chủ Mi Hồng với vai trò Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh đã đóng góp nhiều của cải vật chất đồng thời kêu gọi hội viên ủng hộ gần 8 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. 

Năm 2021, ông Nguyễn Tu Mi được vinh danh là "Tình nguyện quốc gia năm 2021", giải thưởng do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Thời điểm đó, tỷ phú này đã 58 tuổi. 

Ngoài ra, ông Mi còn có nhiều quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đầu tư cho giáo dục, tiếp sức cho các em có điều kiện đến trường học tập thành người, góp phần đào tạo thế hệ con em lớn lên trở thành những công dân có tri thức, có ích. 

Vợ chồng ông Nguyễn Tu Mi

Cũng trong chia sẻ với Doanh nhân Sài Gòn Online, ông Mi giải thích lý do không làm truyền thông rầm rộ cho Mi Hồng. Theo đó, ông quyết định chọn phương pháp chậm một chút, tốn công sức một chút nhưng hữu xạ tự nhiên hương. 

“Không quảng cáo, phô trương nhiều nhưng khách hàng luôn là người được trân trọng thật sự. Việc gì mình làm cho khách hàng thì phải làm thật lòng, làm để họ hài lòng, để mang lại những gì người ta mong muốn chứ không phải khẩu hiệu, không phải quảng cáo để người ta sử dụng. Khi thấm được nó, những việc mình làm thực tâm, khách hàng sẽ cảm nhận, sẽ tự đến, yêu thích và hỗ trợ; họ cũng sẽ là người quảng bá cho mình. Điều đó giúp cho việc kinh doanh của tôi thuận lợi. Dù thương hiệu và quy mô của Mi Hồng không quá lớn nhưng đạt được mục đích và kỳ vọng mà tôi hướng đến, đó là làm cho bà con ở khu vực Bình Thạnh và TP.HCM biết về Mi Hồng. Đặc biệt, Mi Hồng đã và đang được biết đến là một doanh nghiệp kinh doanh vàng có thể trao "niềm tin vàng" cho khách hàng gần xa. Như thế là đủ và đáng tự hào rồi”. 

Trước đó, báo Phụ nữ thủ đô đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Tỷ phú đứng sau chuỗi tiệm vàng Mi Hồng nức tiếng TPHCM: Từ thiện kín tiếng, đỡ đầu nhiều quỹ học bổng ở miền Tây". Cụ thể như sau:

Ở TPHCM có hàng nghìn cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý. Từ thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước như Doji, PNJ đến các cơ sở kinh doanh hộ gia đình như Kim Tín, Kim Trung, Kim Sen,… Tuy nhiên, nhắc đến thương hiệu kim hoàn lâu đời bậc nhất TPHCM, phải kể đến cái tên Mi Hồng. 

Tiệm vàng Mi Hồng là cơ sở kim hoàn lâu năm ở TPHCM. Chẳng cần quảng bá hay thông báo rình rang, cứ đến dịp Vía Thần Tài, người dân TPHCM đều tìm đến đây.

Chuỗi tiệm vàng duy nhất có cảnh người dân xếp hàng chờ mua vàng mỗi dịp Vía Thần Tài

Tiệm vàng Mi Hồng tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Mi Hồng (hay Vàng Mi Hồng), chuyên kinh doanh, sản xuất vàng bạc, trang sức, đá quý, bất động sản... được thành lập từ năm 1989. 

Hiện ngoài trụ sở chính, Vàng Mi Hồng có 9 chi nhánh trải dài từ TPHCM đến các tỉnh khác như Bến Tre, Tiền Giang. 

Hơn 30 năm hoạt động, người dân thành phố đã quen với hình ảnh các chi nhánh của chuỗi tiệm vàng này đông nghịt khách mỗi mùa Vía Thần Tài. Thậm chí, nhiều người còn cho biết đây là tiệm vàng duy nhất họ xếp hàng mua vàng vào mỗi dịp Vía Thần Tài. 

"Thường tôi chọn mua Mi Hồng, tôi vẫn giữ thói quen này. Tôi nhớ vào năm 2019, tôi cũng là người đợi tiệm vàng này mở cửa vào ngày Vía Thần Tài để vào xem mẫu. Nói về lý do mua vàng ở đây thì có lẽ là do nơi này lâu năm, nước vàng cũng uy tín, lại nổi tiếng", chị Hà Kim Khánh (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) nói. 

"Tôi thấy năm nay tiệm đỡ đông hơn mấy năm trước. Tôi nhớ vào năm 2022, khoảng 7, 8 giờ sáng ngày Vía Thần Tài đi qua tiệm này lúc nào cũng kẹt xe. Tôi chạy xe máy qua tiệm Mi Hồng (Bình Thạnh) khoảng cách cỡ 100 mét thôi mà kẹt chừng 15-20 phút, còn khách hàng cứ đổ về tiệm đây mua vàng và xem vàng", chị Nguyễn Ngọc Bảo Trân (ngụ quận 2, TPHCM) kể lại. 

Theo một số khách hàng, những năm trước dịch để mua vàng ở Mi Hồng họ phải xếp hàng từ 5 - 6 giờ sáng.

Cùng kinh doanh vàng và dịch vụ cầm đồ như nhiều đơn vị kim hoàn khác, tuy nhiên Mi Hồng vẫn được nhắc đến là một trong những cơ sở vàng lâu năm với lực lượng nhân viên hơn 200 người.

Thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến tháng 6/2023 chuỗi tiệm vàng Mi Hồng có vốn điều lệ đạt 200 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm ông Nguyễn Tu Mi sở hữu 51% vốn doanh nghiệp và 49% còn lại thuộc về bà Phạm Thị Hồng. 

Theo truyền miệng, sở dĩ Mi Hồng nức tiếng do các sản phẩm vàng bạc, đá quý tại đây luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng (nước vàng, màu vàng), độ chế tác tỉ mỉ, tinh xảo, mẫu mã không lỗi thời. 

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, chuỗi tiệm vàng này ngày càng phát triển là do có bàn tay của một tỷ phú nổi danh giới kim hoàn - ông Nguyễn Tu Mi, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh. 

Ông Nguyễn Tu Mi (SN 1963) hiện tại đang giữ vai trò là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vàng Mi Hồng. Ông được truyền thông nhắc với nhiều hoạt động thiện nguyện, đóng góp phát triển cộng đồng. 

Ông Nguyễn Tu Mi được biết đến là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh, chủ chuỗi tiệm vàng Mi Hồng nức tiếng ở TPHCM.

Tỷ phú đứng sau tiệm vàng nức tiếng TPHCM: 1 trong 10 tình nguyện viên quốc gia 

Ông Nguyễn Tu Mi có lẽ là tỷ phú hiếm hoi tuổi ngoài 60 có mặt trong danh sách tình nguyện quốc gia. Tuy đời sống cá nhân kín tiếng nhưng các thông tin về công tác tình nguyện của ông Mi với vai trò là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh liên tục được chính quyền địa phương ca ngợi. 

Đầu tháng 12/2021, ông chủ tiệm vàng Mi Hồng được vinh danh là "Tình nguyện quốc gia năm 2021", giải thưởng do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng. 

Để đạt được thành tích này, ông Nguyễn Tu Mi đã có nhiều đóng góp vật chất và kêu gọi hội viên ủng hộ gần 8 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch; hỗ trợ 3.743 phần thực phẩm tươi sống cho chương trình "Tủ lạnh cộng đồng"; 5 tấn gạo cho chương trình "Xe gạo yêu thương"; vận động ủng hộ lực lượng tuyến đầu 30 thùng sữa ngũ cốc; 200 máy SPO2; 400 chai nước rửa tay; 500 túi thuốc F0; 10.000 khẩu trang y tế N95; 400 bộ đồ bảo hộ y tế và đặc biệt ủng hộ bình oxy lỏng 10 tấn cho Bệnh viện dã chiến quận Bình Thạnh…

Ông Nguyễn Tu Mi (áo đỏ ở giữa) hoạt động tình nguyện nổi bật ở tuổi ngoài 60.

Không những thế, ông Mi còn là người nhiều quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đầu tư cho giáo dục, tiếp sức cho các em có điều kiện đến trường học tập thành người, góp phần đào tạo thế hệ con em lớn lên trở thành những công dân có tri thức, có ích. 

Ngoài ra, ông Mi còn vận động bạn bè ủng hộ nhu yếu phẩm, thuốc an sinh cho người dân trên địa bàn TPHCM. 

Cảnh người dân TPHCM đông nghẹt tiệm vàng Mi Hồng vào ngày Vía Thần Tài.
Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!