Người đàn ông cõng gùi sắn 160kg vẫn leo lên thùng xe tải thoăn thoắt: “Gánh trên lưng cả gia đình phải khác”

Sức mạnh của con người là thứ chúng ta không thể ngờ tới.

Theo Phụ nữ mới số ngày 13/11/2024 có bài viết với tiêu đề: "Người đàn ông cõng gùi sắn 160kg vẫn leo lên thùng xe tải thoăn thoắt: “Gánh trên lưng cả gia đình phải khác”. Nội dung như sau:

May be an image of 2 people, motorcycle, scooter and text

May be an image of 2 people and text

May be an image of 1 person

May be an image of 1 person and text

Đoạn video ghi lại hình ảnh một người đàn ông cõng trên lưng 160kg sắn trên lưng khiến nhiều người không khỏi nể phục.

Từ đoạn video, có thể thấy người đàn ông đã di chuyển một gùi sắn khá lớn, che lấp cả người bằng xe máy. Nhìn người đàn ông di chuyển nhẹ nhàng, bất cứ ai cũng không ngờ đến, tổng cộng gùi sắn đó khi cân lên nặng tới 160 kg.

Có người ở đó đã không khỏi hiếu kỳ mà thử sức đeo gùi sắn nhưng chỉ có thể nhấc lên một chút. Trong khi đó, người đàn ông vẫn có thể nhẹ nhàng đeo lên vai và thậm chí còn di chuyển bằng thang để vác gùi sắn lên thùng xe tải.

Đoạn video ngay khi được chia sẻ đã khiến nhiều người không khỏi trầm trồ trước sức khoẻ của người đàn ông cũng như cảm phục trước nỗ lực, sự chịu thương chịu khó của những người đàn ông gánh vác trên mình cả gia đình:

“Gánh trên lưng cả gia đình thì phải khác. Cảm phục các anh.”

‘Thương người lao động chân chính. Anh ấy gùi nặng bằng ấy trong khi mình có bao gạo 50kg còn bê không nổi.”

“Biết là chú khỏe nhưng mang vác như vậy thì khi già xương khớp, gân cơ ảnh hưởng sẽ khổ lắm. Mẹ con cũng vậy. Giờ bà chưa 60 mà sưng đau khắp người, cũng vì ngày xưa khổ làm nặng nhiều.”

Trước đó, báo Dân Trí ngày 20/11/2023 có đăng tải bài viết với tiêu đề: "Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình". Nội dung như sau:

"Sài Gòn không bao giờ ngủ và đêm Sài Gòn không bao giờ đủ" là câu nói đã thành quen thuộc mà người dân và du khách dùng để tả về TPHCM, thành phố lớn nhất, đầu tàu kinh tế cả nước. Thành phố muôn màu, rực rỡ về đêm, không lúc nào ngớt tiếng người, xe, cả cảnh vui chơi và mưu sinh.

Để phục vụ cuộc sống sau 0h ấy, bao người vẫn tươi cười, đón khách, gom nhặt từng đồng trên hè phố.

Dân trí thực hiện tuyến bài về cuộc sống của những người mưu sinh lúc nửa đêm, để thấy cuộc sống của thành phố không ngủ, nơi cơ hội mở ra với mọi người.

"Cho con một phần như mọi khi nha chú Thể, hôm nay làm cay một chút", vị khách trẻ tuổi nói gọn, rồi quay về chiếc ghế nhựa cùng nhóm bạn.

Gật đầu, nở nụ cười tươi, anh Thể cân nhanh mớ khô mực rồi trút vào chảo dầu nóng. Tay phải cầm đũa rang khô, tay trái anh nắm chiếc quai chảo, đảo đều cho đến khi món ăn dậy mùi thơm. Thi thoảng nóng qua, anh với chiếc khăn mỏng lót tạm chiếc quai chảo, vẩy vẩy bàn tay trái đã quen lửa, chai sạn.

Dầu nóng trong chảo nổ, bắn khắp người, anh Thể vẫn điềm nhiên đứng đảo khô mực, không chút để tâm.

"Việc này lành nghề mới làm được, không khéo là bỏng tay suốt", anh nói.

Chốc lát, có khách mới tấp đến, hỏi giá. Nghe anh Thể báo khô mực giá 80-160.000 đồng/phần, không ít người khựng lại.

Hiểu ý khách, ông chủ bếp nhanh tay trút khô ra đĩa, chìa ra với lời quả quyết: "Không ngon, không lấy tiền!".

Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 1Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 2

Doanh thu hơn 10 triệu đồng/đêm

26 năm là khoảng thời gian gia đình anh Đào Hữu Thể (51 tuổi, quê tại Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) gắn bó với xe khô mực bán đêm quanh khu vực nhà thờ Đức Bà (quận 1, TPHCM).

Dáng người anh khom khom, tấm lưng còng nên người ta gọi anh là "chàng gù nhà thờ Đức Bà" như nhân vật trong tác phẩm của Victor Hugo.

Thoạt đầu, anh khá khó chịu khi bị gọi như thế. Nhưng dần dà, anh Thể lại thấy cái tên khá hay, dù chưa từng đọc trang sách nào về tác phẩm ấy.

Đều đặn mỗi ngày, gia đình anh bắt đầu cuộc mưu sinh khi phần lớn người dân thành thị đã tan làm. Trong cái hối hả của dòng người xe bon chen trở về nhà, anh Thể đã chuẩn bị xong mấy kg khô mực, túc tắc đẩy xe đến điểm bán.

Tầm 18h, xe khô mực sáng đèn đón những thực khách đầu tiên. Bắt đầu từ đó tới hết đêm, anh Thể bận rộn không ngơi tay.

3 chiếc chảo mới tinh được thay phiên sử dụng, mỗi chiếc cho ra 2-3 phần khô mực xào. Cứ hoàn thành một lượt rang, chủ bếp lại rửa chảo, gác lên kệ, chuyển sang dùng chiếc chảo sạch khác. Kỹ nghệ, quy trình gọn gàng, chuyên nghiệp của anh khiến nhiều khách hàng thích thú, kiên nhẫn đứng xem.

"Ở đây người ta thích ăn nhất là món khô mực rim bơ tỏi hoặc muối ớt. Để khô mực vừa giòn, vừa đậm đà, không chỉ cần tính toán lượng gia vị mà còn phải chú ý than và lửa sao cho đủ", anh chia sẻ.

Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 3Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 4

Kinh doanh ở đường phố, anh Thể không tiết lộ những luật lệ "bất thành văn", chỉ đơn giản là làm tốt việc mình và luôn hòa nhã với người khác.

Theo anh Thể, thách thức với người bán hàng rong, mưu sinh đêm gói trong mấy chữ "nắng mưa không nản, bệnh tật không than". Bao năm quen với cảnh trời đất thất thường, cả gia đình luôn ở sẵn thế chạy mưa.

Vì phải đứng liên tục, chiếc lưng gù đè nặng lên bụng trước, nhiều lúc ông chủ bếp nhăn mặt, nén đau. Ăn uống thất thường, ngày nào cũng thức đến gần sáng, bệnh dạ dày cũng hành hạ anh Thể khi tuổi đã xế chiều.

Công việc mưu sinh nơi đường phố cũng phải đánh đổi gần hết quỹ thời gian. Thực tế, gia đình anh Thể chưa từng đi du lịch cùng nhau. Những chuyến về thăm quê cũng đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí ngày giỗ mẹ sắp tới, anh cũng phải suy nghĩ rất lâu chuyện có quay về hay không.

"Vì yêu nghề quá, tôi không nỡ nghỉ hàng. Kể cả Tết, về quê đôi ba ngày thôi, khách đã gọi cháy máy, hối tôi quay lại sớm. Nhiều người còn đi từ huyện Hóc Môn, Củ Chi đến để chờ ăn. Khách thương mến mình đến thế, thử hỏi có bỏ được không…", ông chủ vẫn luôn tay, ngay cả lúc trò chuyện.

Động lực bám phố với người đàn ông đã luống tuổi còn là thu nhập từ xe hàng rong. Anh Thể nói thẳng tưng, tiền kiếm được hằng đêm là thứ xoa dịu những cực khổ của mấy người trong gia đình. Trung bình doanh thu mỗi đêm của xe khô mực là 7-13 triệu đồng.

Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 5Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 6

"Buôn bán thì phải chấp nhận mọi điều kiện, vậy mới đổi được đồng tiền nuôi cả gia đình 4 miệng ăn. Mấy chục năm qua, con tôi đã khôn lớn, lập gia đình, sinh con từ xe khô mực này. Và đến giờ gánh hàng rong vẫn tiếp tục là chén cơm cho tụi nhỏ", anh Thể trải lòng.

Bao năm gắn bó với đường phố, gia đình anh chưa từng nghĩ đến chuyện mở một tiệm bán khô cho đỡ vất vả. Ông chủ xe hàng tâm niệm tiếp tục bám hè phố, cố theo nghề thêm vài năm nữa rồi mới nghỉ ngơi khi chiếc lưng đã "báo động" yếu dần.

Tư duy thích làm chủ, mê tự do

Mải chuyện, anh Thể lỡ tay làm xém phần vài mảnh khô trong chảo. Thấy anh lúng túng, vị khách trẻ tuổi cười xòa nhận đĩa mực, không một lời trách cứ, bất bình.

Được khách cảm thông, anh Thể vui vẻ kể lại chuyện đời mình. Lớn lên trong gia đình làm nông nghèo khó, ở mảnh đất khô cằn, cày lên sỏi đá, từ nhỏ, cậu bé Thể đã sớm quen với cảnh sáng đến trường, chiều tối lại ra đồng phụ bố mẹ.

Đến năm 13 tuổi, được chẩn đoán bị gù cột sống, Thể ngày càng không đứng thẳng được. Nhà nghèo, kiếm cơm ngày 3 bữa đã chật vật, người con xứ Huế ngày ấy cắn răng chịu đựng, trấn an bố mẹ và từ chối điều trị.

Kể từ đó, những ngày đến trường của cậu dường như trở thành "địa ngục" vì phải chịu lời trêu chọc của những đứa trẻ cùng trang lứa, sự kỳ thị của người xung quanh.

Lúc đó, Thể ngẫm nghĩ, nếu cứ ở lại quê sẽ mãi không thoát được cảnh nghèo. Vì vậy, khi lên 20 tuổi, cậu trai thưa chuyện với bố mẹ rồi một mình vào Nam.

Công việc đầu tiên của anh tại TPHCM là làm công nhân tại một xưởng may, nơi mà anh may mắn được người đồng hương nhận vào làm, bao cơm nước và cả chỗ ở.

Tháng ngày ở xưởng, anh Thể xem công việc là nguồn sống. Những phần việc nặng nhọc như vác than, bổ củi, anh đều nhận làm tất. Thấy anh chăm chỉ lại hiền lành, công nhân ở xưởng ai cũng thương và hỗ trợ. Trong đó, có cô công nhân cũng quê miền Trung đem lòng cảm mến.

Cô gái tên Lài, sinh ra tại Quảng Trị, vốn tính nhẹ nhàng, giản dị. Thấy anh Thể có dáng người đặc biệt, lại chịu thương chịu khó, hễ có thức ăn ngon, Lại lại đem chia cho anh.

"Lần đầu có một người phụ nữ quan tâm mình đến vậy, tôi thấy vui trong lòng nhưng đâu dám nói. Hoàn cảnh, ngoại hình tôi như vậy, bản thân cũng không hi vọng gì nhiều", anh Thể nhớ lại.

Tình cảm giữa hai người nảy nở, phát triển dần, đến nỗi các công nhân ở xưởng đều thấy nhưng không ai dám nói với người kia. Chính những bạn thợ tay chân lấm lem đã giúp vun vào, đẩy thuyền để Thể và Lài đến được với nhau.

Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 7Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 8

Không lâu sau đám cưới, gia đình nhỏ đón đứa con đầu lòng. Dù cuộc sống còn thiếu khốn, chưa đủ đầy nhưng vợ chồng anh Thể luôn nương tựa nhau, vun đầy hạnh phúc.

Biến cố tới khi chị Lài phát hiện bị bệnh gan, phải bỏ việc để chữa trị. Gánh nặng kinh tế gia đình khiến anh Thể cũng xuống sức, đành rời xưởng may, tìm việc khác vừa làm, vừa chăm sóc vợ.

Với khao khát được làm chủ, anh Thể xin được anh trai truyền nghề bán khô mực rồi bắt đầu ngày tháng gắn bó với đường phố. Thời đó chưa có xe máy, vợ chồng anh lọc cọc đẩy xe hàng đi từ quận 4 sang nhà thờ Đức Bà. Tấm lưng gù là cả vấn đề khi di chuyển đoạn đường xa như vậy, nhưng anh Thể thấy vui, vì được kiếm tiền.

Bán khô mực một thời gian, có chút tích cóp, đôi vợ chồng sắm sửa máy móc mở một tiệm may nhỏ nhưng phải đóng cửa sớm vì không đủ trường vốn. Thử qua nhiều món hàng khác không ổn, đến lúc đã vét sạch tiền, anh Thể quả quyết, đã đến lúc quay về với xe khô mực, bắt đầu lại.

Và xe hàng rong đã rong ruổi cùng gia đình nhỏ tới nay là gần 30 năm. Khách tìm đến ngày càng đông. Người ta vừa thích vị lạ miệng của món khô mực rim bơ, tỏi, muối ớt anh Thể làm, vừa thương tính tình vui vẻ, chất phác của anh.

Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 9Lão gù ở nhà thờ Đức Bà với gánh hàng rong nuôi cả gia đình ảnh 10

"Ngần ấy năm mưu sinh bên hè phố, tôi chỉ mong sao sắm được căn nhà nho nhỏ, để gia đình có nơi quay về sau một ngày dài vỡ "tổ" kiếm ăn", ông chủ bếp cười xòa.

Đồng hồ điểm 0h, trong góc nhỏ giữa lòng thành phố vẫn sáng đèn, thực khách vui vẻ ăn uống, trò chuyện trước Bưu điện thành phố, cạnh nhà thờ Đức Bà.

Giữa những âm thanh của phố phường, tiếng xèo xèo trong chảo từ xe hàng của anh Thể vẫn đều đều, hòa với nhịp sống của thành phố đêm không ngủ như suốt 26 năm qua.