Một nhà 5 người đồng loạt mắc cúm sau chuyến đi chơi, có người biến chứng nặng, trắng phổi vì bỏ lỡ '48 giờ vàng'
Cúm mùa có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Ngày 7/2/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Một nhà 5 người đồng loạt mắc cúm sau chuyến đi chơi, có người biến chứng nặng, trắng phổi vì bỏ lỡ '48 giờ vàng'". Nội dung như sau:
Mới đây, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa số 2 Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), 5 người trong một gia đình đã nhiễm cúm A sau chuyến du lịch.
“Chúng tôi mới đi du lịch một tuần trước. Sau khi trở về, tôi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Tôi đã chịu đựng triệu chứng này trong vài ngày nhưng đến hôm kia, do không thể tiếp tục chịu đựng nên tôi đã nhanh chóng đến bệnh viện địa phương để chụp X-quang lồng ngực. Các bác sĩ cho biết tôi bị biến chứng viêm phổi và khuyên nên nhập viện ngay” - Cô Lý (50 tuổi, đã thay đổi tên) lấy tờ báo cáo chụp X-quang có dòng chữ “viêm phổi góc dưới bên trái” với các vết trắng phổi cho hay.
Bác sĩ Bàng - bác sĩ bệnh viện Đa khoa số 2 Đại học Chiết Giang - người tiếp nhận bệnh nhân cho hay, dù cô Lý đã được tiến hành điều trị nhưng thân nhiệt vẫn khá cao. Trong số 6 người trong gia đình cô Lý sau khi về nhà thì có đến năm người lần lượt phát sốt.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, cô Lý cùng gia đình đều dương tính với virus cúm A và riêng cô Lý đã biến chứng viêm phổi. Sau 2 ngày điều trị, thân nhiệt của cô Lý đã trở lại bình thường và các triệu chứng như ho, đau họng cũng cải thiện đáng kể.
Hãy nắm bắt "48 giờ vàng", đừng chần chừ!
Theo Bệnh viện số 2 Đại học Chiết Giang, đầu tháng 1/2025, số bệnh nhân đến khám tại phòng khám tăng gấp 4-5 lần so với đầu tháng 12/2024, tỷ lệ dương tính với cúm A cao hơn 30%.
Các bác sĩ cho biết, khi các triệu chứng cúm A xuất hiện, người bệnh nên sử dụng thuốc kháng vi-rút ở giai đoạn đầu (trong vòng 48 giờ sau khi phát bệnh), nghỉ ngơi tại nhà, tránh tập thể dục gắng sức và uống nhiều nước để có thể giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Hầu hết những người bị cúm sẽ tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nặng như khó khăn khi thở hoặc thở gấp, đau hoặc tức ngực hoặc bụng, chóng mặt đột ngột, lú lẫn, nôn dữ dội… người bệnh cần đến bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng hướng. Với trường hợp của cô Lý, các bác sĩ cho biết, nếu có thể điều trị sớm sẽ không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường khiến nhiều người chủ quan. Các bác sĩ cho biết, nếu triệu chứng của cảm lạnh thông thường là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi và ho. Trẻ em có thể bị sốt thì cúm có các triệu chứng nghiêm trọng hơn với bốn đặc chính gồm:
Sốt cao rõ rệt (38,9 ~ 40℃), nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong thời gian ngắn Các cơn đau nhức rõ ràng (đau đầu, đau họng, đau nhức cơ) Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, một số bệnh nhân sẽ bị khó chịu ở đường tiêu hóa Ho dữ dội, nghẹt mũi, sổ mũi
Năm nhóm người dễ mắc biến chứng nghiêm trọng
So với cảm lạnh thông thường, "mức độ tử vong" của bệnh cúm không nên bị đánh giá thấp. Tiền Quốc Thanh, Trưởng khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Ninh Ba (Trung Quốc) cho biết, nhiều bệnh nhân đã phải chịu hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong vì đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh cúm.
Bệnh cúm "nguy hiểm" hơn bệnh cảm lạnh thông thường. Với những người có chức năng miễn dịch kém, nếu cố gắng chịu đựng thì sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm đáng kể, dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác và dẫn đến viêm phổi nặng.
Virus cúm cũng có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng của cơ thể, đặc biệt là tim, từ đó dẫn đến viêm cơ tim do virus và thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Cúm có khả năng gây nên bệnh nghiêm trọng hơn ở năm nhóm đối tượng:
Người trên 65 tuổi Trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi) Phụ nữ mang thai Bệnh nhân mắc các bệnh lý nền mãn tính Người có BMI cao (người béo phì)
Nếu những đối tượng này xuất hiện các triệu chứng giống cúm, nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Bác sĩ Tiền Quốc Thanh cũng cho biết thêm, các biến chứng của bệnh cúm bao gồm viêm phổi, viêm thanh quản, viêm cơ tim, viêm cơ, viêm màng não, viêm não... trong đó viêm phổi là phổ biến nhất và tỷ lệ tử vong do viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi nặng cũng rất cao.
Bác sĩ cũng thông tin, mọi lứa tuổi đều có thể là đối tượng của bệnh cúm và cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vì hiệu quả của vắc-xin cúm thường kéo dài dưới một năm và các chủng vi-rút phổ biến mỗi năm có thể khác nhau, nên bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vắc-xin cúm vào mùa cúm hàng năm.
Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Cô gái 20 tuổi tử vong vì cúm sau 6 giờ nhập viện, bác sĩ cảnh báo 2 điều". Cụ thể như sau:
Bác sĩ khoa cấp cứu Lý Nghi Cung (Trung Quốc) từng chứng kiến một nữ sinh đại học, khoảng 20 tuổi, vào phòng cấp cứu và nói rằng bị sốt và cảm thấy không khỏe. Trong khi chờ khám, cô đột nhiên thở hổn hển, huyết áp giảm mạnh. Kết quả kiểm tra phát hiện bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp do cúm. Chưa kịp sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể), nữ sinh đã tử vong do loạn nhịp tim - chỉ 6 giờ sau khi đến bệnh viện.
Theo China Times, bác sĩ Lý cho biết, các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau cơ và rất mệt mỏi. Dùng thuốc trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giảm khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm cơ tim.
Bác sĩ Lý nhắc nhở cách tốt nhất để phòng ngừa cúm bao gồm tiêm vắc xin và các biện pháp bảo vệ cá nhân. Đó là rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
Khi có các triệu chứng như sốt trên 38,5 độ, đau nhức cơ, bạn hãy cảnh giác đó có thể là cúm và đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc kháng virus cho người bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và tham gia ít hơn các hoạt động xã hội.
Cơ chế gây viêm cơ tim của virus cúm
Cúm mùa có thể dẫn tới một số biến chứng bao gồm viêm phổi, viêm trùng xoang và tai, viêm não, khiến hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng… Viêm cơ tim là biến chứng hiếm gặp nhưng dễ tiến triển nhanh, nguy kịch, dẫn tới tử vong.
1. Tấn công trực tiếp: Virus cúm xâm nhập vào tế bào cơ tim, gây viêm nhiễm và làm chết tế bào cơ tim trong vòng vài giờ.
2. Phản ứng miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể phản ứng quá mức với virus, tấn công nhầm vào mô cơ tim khỏe mạnh.
3. Bão cytokine: Trong các trường hợp cúm nặng, cơ thể có thể giải phóng quá mức các phân tử viêm (cytokine), gây tổn thương cho tim.
Triệu chứng của viêm cơ tim do cúm bao gồm đau ngực, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều, phù chân hoặc bàn chân (do suy chức năng tim). Những đối tượng có nguy cơ cao gồm người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người có bệnh tim mạch từ trước.
Cách phòng ngừa và điều trị là tiêm vắc xin cúm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng, bao gồm viêm cơ tim; dùng thuốc kháng virus sớm có thể giảm triệu chứng và biến chứng. Nghỉ ngơi và có sự theo dõi của nhân viên y tế rất quan với người phát triển viêm cơ tim.
Cúm Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65 tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.