Mẹo mua xăng để không bị 'móc túi'

Nếu không cẩn trọng khi mua xăng thì người tiêu dùng đã vô tình tạo điều kiện cho người bán gian lận, còn mình thì bị "móc túi" mà không biết.

Báo VTC News ngày   có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: "Mẹo mua xăng để không bị 'móc túi'". Với nội dung như sau:

Không mua xăng theo số tiền định trước

Nhiều người khi vào trạm xăng là có thói quen nói đổ 50.000 hay 30.000 cho tiện trả tiền. Tuy nhiên, điều này được cho là sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên bán xăng lừa người tiêu dùng do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.

Cách tốt nhất đó là nên đổ theo dung tích. Ít thì 1 lít nhiều thì 2, 3 lít.

Không nên yêu cầu đổ đầy bình xăng hoặc theo số tiền mà nên đổ theo lít.

Nếu sợ bị đầy bình do không ước lượng được xăng khi đổ chỉ cần để bình xăng gần cạn, kim chỉ vạch về mức màu đỏ rồi đổ xăng với số lít chẵn, thấp hơn dung tích của bình.

Không nên đổ xăng giữa buổi trưa

Không nên chọn thời gian giữa trưa vì lúc này xăng giãn nở nhiều do nhiệt độ bên ngoài rất cao. Nếu đổ khoảng 10 lít thì bạn sẽ chỉ nhận được 9,2 - 9,3 lít và còn lại là hơi xăng. Thời điểm buổi sáng thì xăng co lại sau một đêm nên sẽ được lợi khá nhiều. Vì vậy, nên tranh thủ đổ xăng vào khung giờ này.

Không nên đổ xăng đầy bình

Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm (khi đó khách hàng sẽ nghe thấy tiếng ngắt rất lớn của cò vòi).

Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển. Vì vậy, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.

Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác

Nhiều cửa hàng xăng viện lý do đông khách hàng hoặc quá tải để áp dụng cách thức vận hành hai người một máy đổ xăng, tức là một người thao tác bấm máy và một người thao tác cầm vòi đổ xăng. Đây có thể là mánh khóe gian lận trắng trợn mà bạn cần phải đề phòng. Nếu thấy hiện tượng này xuất hiện, cách tốt nhất là bạn cần chú ý và theo dõi thật kĩ máy đo xăng.

Nói không với đổ chồng

Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này, dù vô tình hay cố ý, thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.

Vì vậy, khi đi đổ xăng, người dùng cần yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0” trước khi bơm. Đây cũng là một trong những mẹo giúp khách hàng tránh bị gian lận, mất tiền oan.

Nên so sánh giữa các lần mua

Con đường bạn đi làm luôn có những cây xăng cố định, bạn có thể kiểm tra bằng cách mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch chỉ xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác nhau. Dựa vào số lít, số km đi được trong các lần mua để lựa chọn cây xăng cảm thấy tin tưởng nhất.

Không đổ xăng ở cây xăng lạ

Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là người tiêu dùng, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.

Để ý bảng điện tử nhảy số tiền

Khi bơm xăng, một số nhân viên cây xăng có thể gọi khách hàng ra chỗ khuất tầm nhìn với bảng điện tử. Trong tình huống này, khách hàng cần thẳng thắn yêu cầu nhân viên cho xem bảng điện tử khi đổ xăng. Bằng cách khác, người dùng có thể chọn chỗ dễ quan sát nhất, không cần thiết phải đứng cạnh xe.

Quan sát kỹ khi mua xăng

Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng.

Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, do đó bạn cần lưu ý.

Trước đó, báo Lao động ngày 10/04/2020 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Đắk Nông, Đắk Lắk: Phát hiện nhiều trạm kinh doanh xăng dầu gian dối. Nội dung được đưa như sau:

Tây Nguyên có tình trạng “găm hàng”, bán xăng không rõ nguồn là bởi việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Trong khi đó, chế tài xử lý những trường hợp vi phạm chưa đủ tính răn đe.

Đắk Nông, Đắk Lắk: Phát hiện nhiều trạm kinh doanh xăng dầu gian dối
Đoàn liên ngành Đắk Lắk tiến hành kiểm tra xe chở xăng dầu nghi không có hóa đơn chứng từ. Ảnh: H.L

Người nghỉ bán, kẻ tuồn xăng rởm

Thời điểm giá xăng dầu trong nước và thế giới giảm mạnh cũng là lúc nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu Đắk Nông bất ngờ đóng cửa không bán ra thị trường. Còn tại Đắk Lắk, ngành chức năng lại phát hiện hàng chục nghìn lít xăng dầu không rõ nguồn gốc.

Từ nhiều ngày nay, chị Nguyễn Thị Tố (35 tuổi) và người dân tại thôn Phú Trung, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) gặp nhiều khó khăn khi cây xăng dầu trên địa bàn nghỉ bán. Theo lời chị Tố, việc cây xăng dầu duy nhất ở xã Quảng Phú ngưng bán khiến đời sống sinh hoạt, sản xuất người dân bị ảnh hưởng. “Cây xăng nghỉ bán, chúng tôi phải đi ra thị trấn mua xăng về trữ để đổ xăng xe và hoạt động sản xuất. Biết là trữ xăng trong nhà là nguy hiểm nhưng không còn cách nào cả” - chị Tố giải thích.

Từ phản ánh của người dân, phóng viên ghi nhận tại Cửa hàng kinh doanh xăng dầu số 1 của Công ty TNHH Nam Đắk Nông, nhượng quyền thương mại của Công ty TNHH MTV Phú Sang, thuộc thôn Phú Trung, xã Quảng Phú. Cơ sở này nhiều ngày nay ở trong tình trạng đóng cửa, ngừng kinh doanh. Bên ngoài, cây xăng được rào chắn, trước cửa treo bảng thông báo hết xăng.

Thấy sự xuất hiện của phóng viên, một nam thanh niên từ trong cây xăng bước ra ngăn cản. Thanh niên này nói rằng, việc cây xăng thông báo ngưng hoạt động là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên xe bồn chở xăng không chạy được. Từ đây, không có xăng cung ứng, cây xăng buộc phải tạm ngừng kinh doanh.

Hiện, một số cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng ngừng bán hàng, đóng cửa hoặc treo bảng thông báo hết xăng. Cụ thể, các cửa hàng xăng dầu số 68 của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Cao Khoa (thôn 6, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút) hay cửa hàng xăng dầu số 36 (phường Nghĩa Thành, TP.Gia Nghĩa) cũng đóng cửa không hoạt động.

Riêng tại Đắk Lắk, không có việc cây xăng ngừng hoạt động. Nhưng nhiều năm qua, người dân vẫn đồn đại về tình trạng bán xăng kém chất lượng trên thị trường. Thực tế cho thấy, người dân từ lâu đã nghi ngờ hàng loạt vụ cháy xe, hay hư hỏng máy móc có nguyên nhân từ việc sử dụng xăng rởm. Nghi ngại là thế nhưng chuyện cháy xe có liên quan đến việc dùng xăng rởm hay không, đến nay chưa có cơ quan chức năng nào kết luận.

Trong khi đó, ngành chức năng Đắk Lắk mấy tháng đầu năm phát hiện và xử phạt đối với hàng loạt cây xăng vi phạm các quy định trong quá trình hoạt động. Cụ thể, từ tháng 1.2019 đến ngày 24.3.2020, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đắk Lắk kiểm tra 27 vụ thì có tới 23 vụ vi phạm với số tiền thu được qua xử lý gần 2 tỉ đồng. Đáng nói, trong 3 tháng, Cục QLTT Đắk Lắk đã tịch thu 20.000 lít xăng RON 95-III không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 300 lít xăng A95 nhập lậu (đã bán thu nộp ngân sách).

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi

Trước phản ánh của báo chí về việc nhiều cây xăng đồng loạt nghỉ bán bất thường, ông Lê Văn Thị - Giám đốc Sở Công Thương Đắk Nông - cho hay, sẽ phối hợp Cục QLTT nhanh chóng kiểm tra các đơn vị kinh doanh xăng dầu đóng cửa không bán hàng. Theo ông Thị, nếu phát hiện có dấu hiệu găm hàng, đầu cơ chờ giá sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Đại diện Cục QLTT Đắk Lắk thừa nhận, tình trạng kinh doanh xăng dầu kém chất lượng diễn biến phức tạp với số lượng vi phạm khá nhiều. Theo vị này, các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu thuộc địa bàn vùng nông thôn, ở các huyện trên địa bàn tỉnh nên lực lượng chức năng phải mất nhiều thời gian, công sức trinh sát, nắm bắt tình hình hoạt động ở địa bàn mới có thể phát hiện, xử lý. “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ kinh doanh hám lợi” - đại diện Cục QLTT Đắk Lắk nhận định.

Tổng hợp