Hành trình hoàn lương của thủ khoa đại học từng ngồi t.ù vì c.ướ.p ngân hàng

Lê Lực là thủ khoa ĐH Trung Quốc năm 2003. Sau thời gian ngồi tù vì tội cướp ngân hàng, giờ đây anh đã hoàn lương làm lại cuộc đời.

Thủ khoa đại học danh tiếng

Lê Lực (SN 1987) xuất thân trong một gia đình nghèo ở Giang Tây, Trung Quốc nên anh ý thức việc phải chăm chỉ học hành. Từ nhỏ, anh hiểu rõ việc đọc sách có thể thay đổi vận mệnh con người. Do đó, Lê Lực mong muốn cố gắng học để sau này đền đáp công ơn bố mẹ. 

Anh luôn nằm trong top học sinh giỏi của lớp, chưa bao giờ để bố mẹ lo lắng về việc học. Thậm chí, giấy khen của Lê Lực suốt 12 năm học còn được dán kín tường.

Năm 2003, Lê Lực bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH. Với số điểm 554, anh trở thành thủ khoa ĐH Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh chuyên ngành Tự động hóa. Anh là niềm tự hào của gia đình, bạn bè và làng xóm. Tháng 9/2003, Lê Lực rời quê lên thành phố học. 

Không giống với bạn bè đồng trang lứa, khi bước chân vào ĐH, Lê Lực luôn cảm thấy kém cỏi. Hơn nữa, gia cảnh nghèo khó cộng với sức khỏe yếu và nói lắp nhiều khiến anh luôn cảm thấy tự ti. 

Áp lực về kinh tế vừa đi học vừa đi làm để lấy tiền trang trải cuộc sống khiến Lê Lực suy nghĩ nhiều. Trong khi đó, tiền ăn của bạn bè 1 tuần cũng đủ cho anh chi tiêu 1 tháng. Điều này càng làm cho Lê Lực mặc cảm vì gia cảnh nghèo khó.

Lê Lực - thủ khoa ĐH Trung Quốc năm 2003. Ảnh: Sohu.

Vì bị nói lắp nên Lê Lực cũng giữ khoảng cách với bạn bè trong lớp, không dám tham gia các CLB của trường. Lâu dần, anh không muốn tiếp xúc với nhiều người. Mỗi ngày đi học, Lê Lực đều cảm thấy chán nản. Thời gian trôi qua, tính cách anh ngày càng thu hẹp, thậm chí mắc chứng trầm cảm.

Việc suy nghĩ tiêu cực đã đẩy anh vào trạng thái cô lập bản thân. Lê Lực bắt đầu trốn học, chơi game để giải tỏa căng thẳng và ít giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, anh không nhận thấy sự thay đổi trong tâm lý của mình, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến b.i k.ịch.

Suy nghĩ bốc đồng

Ngoài việc chán nản, Lê Lực còn cảm thấy ch.oáng ngợp với các khoản chi phí trên ĐH. Dù đã cố gắng giảm phí sinh hoạt nhưng anh vẫn không đủ chi tiêu. Mỗi lần, anh xin tiền bố mẹ đều thở dài.

Do đó, để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ, Lê Lực dành toàn bộ thời gian đi làm và bỏ bê việc học. Năm 2007, đáng lẽ anh tốt nghiệp ĐH, nhưng phải hoãn lại vì chưa hoàn thành nhiều môn. Mặc dù được tạo điều kiện học bù, nhưng Lê Lực vẫn không hoàn thành môn và đồ án tốt nghiệp, nên bị nhà trường cho thôi học.

Lúc này, Lê Lực chán nản và mất hy vọng sống. Anh để lại thư tuyệt mệnh để t.ự t.ử. Nhưng khi nghĩ đến bố mẹ, anh đột nhiên thay đổi suy nghĩ và quyết định làm liều.

Ngày 12/7/2009, Lê Lực cầm dao chạy đến ngân hàng Trung Quốc ở phía nam thư viện của ĐH Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh. Sau đó, anh bước vào đ.e d.ọa nhân viên yêu cầu họ đưa 100.000 NDT (khoảng 329 triệu đồng).

Ý định ban đầu của Lê Lực là kết thúc cuộc sống và để lại một số tiền cho bố mẹ. Trong thư, anh cho biết đã tiêu tốn số tiền lớn khiến bố mẹ phải bán đồ trong nhà để có tiền sinh hoạt và cho anh ăn học. Nhưng anh đã không thể đáp ứng được kỳ vọng của gia đình. Do đó, Lê Lực nảy ra ý định c.ướp ngân hàng rồi trả lại số tiền này cho bố mẹ.

5 tiếng sau khi c.ướp ngân hàng, Lê Lực bị cảnh sát b.ắt gi.ữ. Anh được đưa đi giám định tâm thần, kết quả bị trầm cảm nặng, tự kỷ và mắc chứng nói lắp nghiêm trọng. Vì phạm tội trong trạng thái tinh thần không ổn định, chưa gây ra thương tích và vẫn thu lại được toàn bộ số tiền nên anh nhận án 10 năm t.ù. 

Thời điểm đó, hơn 2000 người dân địa phương đã ký tên xin giảm án cho anh. Tại phiên xét xử, anh thừa nhận vì túng quẫn nên đã c.ướp ngân hàng để trả nợ cho bố mẹ. “Tôi mong những người bị tật nói lắp như tôi dù có chuyện gì xảy ra cũng đừng t.uyệt v.ọng”, anh nói. 

Trong trại giam, Lê Lực cố gắng cải tạo tốt, nên được giảm 2 năm 8 tháng và được ân xá trước hạn. Tháng 11/2016, sau khi ra t.ù anh quyết định làm lại cuộc đời bằng cách đăng ký thi ĐH lần 2. 

Hoàn lương, làm lại cuộc đời

Năm 2017, Lê Lực tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH. Anh đỗ ĐH Giao thông Tây An chuyên ngành Ngôn ngữ Anh với 598 điểm. Không còn bất mãn với cuộc sống, anh dũng cảm đối mặt với thực tại, hòa nhập với mọi người.

4 năm sau, anh nhận được bằng tốt nghiệp của ĐH Giao thông Tây An. Hiện tại, Lê Lực làm trong công ty công nghệ. Khi nhớ lại chuyện cũ, anh cho biết cảm thấy lạnh sống lưng, tay vẫn run.

Vượt qua quãng thời gian tăm tối, Lê Lực tâm sự những sai lầm trước đây giúp anh hiểu cuộc sống khó khăn đến đâu cũng phải kiên trì thì sẽ có hy vọng. “Bây giờ cuộc đời tôi đã lật sang trang mới. Tôi thực sự biết ơn những người đã giúp đỡ tôi”, anh bày tỏ.

Thủ khoa đại học trót "lầm lỡ" chốn ng.ục t.ù 10 năm, ngày tái xuất đã làm lại cuộc đời đầy ngoạn mục: Không vì phút giây lạc lối mà từ bỏ

14 năm trước, người dân Trung Quốc từng bàng hoàng khi một vụ c.ướp ngân hàng xảy ra mà thủ phạm là một sinh viên đại học. Không những thế, nam sinh này còn từng là thủ khoa đầu vào của trường.

1. Nam sinh nghèo vượt khó trở thành thủ khoa đầu vào đại học

Năm 1987, chàng trai Lê Lực sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thượng Lật, thành phố Bình Hương, tỉnh Giang Tây. Tuy gia cảnh khó khăn song bố mẹ anh luôn cố gắng để con trai được ăn học đầy đủ. Vốn thông minh, ngoan ngoãn lại chăm chỉ, Lê Lực có thành tích học tập rất xuất sắc. Anh luôn đứng đầu lớp và tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khi chỉ mới 16 tuổi.

Không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và thầy cô, Lê Lực không chỉ trúng tuyển vào Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh mà còn là thủ khoa trường với số điểm 554.

Cả gia đình vừa mừng vừa tủi vì không biết sẽ lấy tiền đâu để đóng học phí cho con. May thay, nhờ có khoản vay sinh viên nên Lê Lực đã có cơ hội được bước chân vào giảng đường đại học.

Lê Lực. Ảnh: Toutiao

 

Tuy nhiên, cuộc sống đại học không hề suôn sẻ như Lê Lực tưởng tượng. Vì gia cảnh không cho phép, anh thấy mình quá khác biệt với những người bạn sành điệu. Trong một lần kiểm tra sức khỏe ở trường, Lê Lực còn phát hiện mình bị viêm gan B. Sự tự ti dần khiến nam sinh này khép mình lại với mọi người xung quanh, ít tham gia các hoạt động tập thể.

Không muốn xin tiền bố mẹ, Lê Lực buộc phải ra ngoài làm việc bán thời gian để chia trang trải cuộc sống sinh viên. Cũng vì nhiều lần trốn học để kiếm tiền, thành tích học tập của anh giảm sút. Trải qua bốn năm đại học, Lê Lực phải tiếp tục học đến năm thứ năm vì không đủ tín chỉ và điều kiện để ra trường đúng hạn. Nhiều giáo viên và bạn học cũng đã cố gắng giúp đỡ, nhưng anh vẫn trốn tránh thế giới bên ngoài và từ chối lòng tốt của mọi người.

Ảnh: Toutiao

Rơi vào tình cảnh khốn đốn, Lê Lực dần muốn trốn chạy khỏi thực tại và đắm chìm vào việc chơi game để giải tỏa căng thẳng. Cuộc sống như vậy kéo dài 2 năm, Lê Lực vẫn không thể hoàn thành chương trình học đại học của mình. Trước khi tốt nghiệp đại học, anh đã thi trượt nhiều khóa học và chỉ nhận được chứng chỉ tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì không thể chấp nhận kết quả như vậy, Lê Lực đã đưa ra một quyết định táo bạo nhằm kết thúc chuỗi ngày đen tối nhất cuộc đời mình.

2. Lạc lối

Chuỗi ngày nghiệt ngã càng khiến Lê Lực mất đi động lực sống. Anh càng đau đáu hơn khi biết đến khoản nợ 100.000 NDT trên vai cha mẹ. Cảm thấy rất tội lỗi, Lê Lực muốn giúp cha mẹ trả hết khoản vay này, nhưng bằng một cách vô cùng sai trái. Đó là c.ướp ngân hàng.

Vào ngày 12/7/2009, chàng trai này đã viết một lá thư tự thú rồi lên đường đến một ngân hàng gần trường học. Tại đó, anh đ.e d.ọa nhân viên để lấy đi 100.000 NDT tiền mặt.

Ảnh: Toutiao

Chỉ 5 giờ sau khi vụ việc xảy ra, Lê Lực đã bị cảnh sát b.ắt gi.ữ tại một cửa hàng gần trường. Theo lời khai, Lê Lực thừa nhận rằng số tiền này sẽ được gửi về cho cha mẹ ở quê để trả nợ. Anh nhận tội và vô cùng hối hận về hành vi bồng bột của mình. Cha mẹ của Lê Lực đã rất sốc khi biết tin đứa con trai ngoan ngoãn và hiểu chuyện của họ đi c.ướp ngân hàng.

Cảm thương trước hoàn cảnh của Lê Lực, Phòng Giáo dục huyện Thượng Lật, nhà trường cùng hơn 2.000 dân làng và nhiều người khác đều lần lượt viết thư xin giảm án cho chàng trai này.  Sau khi xem xét các tình tiết giảm án, cuối cùng, Tòa án tuyên phạt nam sinh 10 năm t.ù, bị tước quyền chính trị trong 1 năm và bị phạt 10.000 NDT.

3. Làm lại cuộc đời

Sau khi vào t.ù, Lê Lực hoàn toàn nhận ra những sai lầm trong quá khứ của mình và chăm chỉ cải tạo. Thượng Tú Vân - chánh án Tòa án vào thời điểm đó,  vì cảm thông cho chàng trai này nên đã cho anh nhiều cơ hội cải tạo. Đồng thời bà thường xuyên đến thăm Lê Lực trong t.ù, mang cho anh rất nhiều sách để đọc và nghiên cứu. Bà còn tìm một bác sĩ tâm lý bên ngoài để chữa trị cho Lê Lực với hy vọng anh có thể thoát khỏi bóng đen tự ti trong quá khứ. Nhờ nỗ lực của mình, Lê Lực được giảm 2 năm 8 tháng t.ù và được ân xá ra trước hạn 2 năm.

Ảnh: Toutiao

Năm 2016, cuối cùng anh cũng đã được trả tự do và trở về quê hương cùng cha mẹ. Lúc này, mặc dù đã 29 tuổi nhưng Lê Lực quyết tâm tìm lại con đường tri thức của mình. Anh phớt lờ những ánh mắt dò xét và đánh giá của của mọi người để tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học một lần nữa.

Năm 2017, Lê Lực đạt 598 điểm và trúng tuyển vào ngôi trường danh giá Đại học Giao thông Tây An. Sau đó, anh đã ngay lập tức trở về Bắc Kinh và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thẩm phán và những người đã giúp anh lấy lại can đảm và tự tin khi ở trong t.ù.

Trải qua biết bao thăng trầm, cuối cùng cuộc đời của Lê Lực cũng đi đúng hướng, anh trở thành sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và thường xuyên tham gia một số cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh cũng đã tìm cho mình một công việc phù hợp. Giờ đây, Lê Lực không còn bất mãn với cuộc sống như trước kia mà đã thay đổi bản thân để sửa chữa sai lầm.

Trong cuộc đời này, ai cũng sẽ có lúc phạm phải lỗi lầm. Điều quan trọng là họ có thực sự thức tỉnh và dũng cảm sửa chữa lỗi lầm đó hay không mà thôi.