3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu, 2 đối tượng bị cắt trợ cấp xã hội, là ai?

Có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (BHXH) quy định những trường hợp có thể bị tạm dừng chi trả lương hưu, bao gồm xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích và không xác minh được thông tin cá nhân.

Báo Thời báo VHNT ngày 23/11 đưa thông tin với tiêu đề: "3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu, 2 đối tượng bị cắt trợ cấp xã hội, là ai?" cùng nội dung như sau: 

2 trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH quy định về 03 trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:

- Đối tượng không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên;

- Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.

- Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu

Theo đó, tại Điều 75 của Luật quy định rõ về việc tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với 3 đối tượng sau:

1.Người đã xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu. Quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng trong chính sách BHXH và ngăn ngừa việc trục lợi từ những đối tượng vi phạm pháp luật.

2.Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với người được tòa án tuyên bố mất tích. Việc này được thực hiện vì cơ quan BHXH không thể xác định tình trạng và vị trí của người thụ hưởng, tránh trường hợp lợi dụng để nhận trợ cấp không đúng quy định.

3. Không xác minh được thông tin của người thụ hưởng qua tài khoản ngân hàng (theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 11 của Luật này):

Theo đó, người thụ hưởng lương hưu phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để xác minh thông tin định kỳ. Nếu cơ quan chức năng không thể xác minh được thông tin chính xác của người thụ hưởng, khoản lương hưu sẽ bị tạm dừng. Việc này nhằm đảm bảo việc chi trả được thực hiện đúng đối tượng, tránh ảnh hưởng đến quỹ BHXH.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 75, lương hưu và trợ cấp của các đối tượng bị tạm dừng sẽ được tiếp tục chi trả khi thuộc các trường hợp sau:

Người xuất cảnh trái phép trở về: Nếu đối tượng trở về và tuân thủ các quy định pháp luật, việc chi trả lương hưu sẽ được khôi phục, bao gồm cả khoản lương chưa nhận trong thời gian tạm dừng.

Hủy bỏ quyết định mất tích hoặc chết: Nếu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc đã chết, việc chi trả lương hưu sẽ được tiếp tục.

Người đã xác minh được thông tin theo quy định việc chi trả lương hưu cũng sẽ được khôi phục.

Trước đó, báo Lao Động ngày 22/11 cũng có bài đăng với thông tin: "Thống nhất 3 mức lương hưu theo Luật mới". Nội dung được báo đưa như sau:

Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định việc điều chỉnh lương hưu:

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều chỉnh lương hưu 2025 cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Theo quy định mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 1.7.2025 người nghỉ hưu trước 1995 và có mức lương hưu thấp sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu để thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Để điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước 1995 và có mức lương hưu thấp còn phụ thuộc vào yếu tố: mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội.

Nếu các yếu tố này được đảm bảo đầy đủ thì Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu cụ thể để thực hiện tăng lương hưu theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Tuy nhiên, khả năng không điều chỉnh tăng lương hưu theo quy định mới từ 1.7.2025 sẽ không thực hiện được nếu không đảm bảo yêu tố:

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước;

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp chưa thể điều chỉnh tăng lương hưu theo quy định mới thì một số đối tượng gồm người lao động, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục hưởng 3 mức lương hưu:

Mức 1:

Lương hưu = 1,15 x Lương hưu tháng 6.2024. Mức này áp dụng đối với người đã nghỉ hưu tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP).

Mức 2:

Lương hưu = 1,15 x Lương hưu tháng 6.2024 + 300.000 đồng (nếu có).

Mức này áp dụng đối với người đã nghỉ hưu trước 1995 tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nhưng có người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng sau khi đã được tăng 15%).

Mức 3:

Lương hưu = 3.500.000 đồng/tháng.

Mức này áp dụng đối với người đã nghỉ hưu trước 1995 tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nhưng có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng sau khi đã được tăng 15%.

Như vậy, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu được tăng lương hưu tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP sẽ tiếp tục được hưởng 3 mức tăng cụ thể như trên nếu không được điều chỉnh tăng lương hưu theo quy định mới.